[Vietnam News]
View - Sát thủ MQ 9 Reaper của Mỹ bị Houthi bắn hạ có gì đặc biệt
2024-02-21 12:03:59
Sát thủ MQ 9 Reaper của Mỹ bị Houthi bắn hạ có gì đặc biệtNgày 19/2, các chiến binh Houthi ở Yemen tuyên bố bắn hạ một UAV tấn công MQ-9 Reaper do Mỹ sản xuất giữa lúc căng thẳng leo thang ở Trung Đông.lực lượng Houthi, UAV Mỹ, MQ-9 Reaper
Trong một tuyên bố hôm 19/2, người phát ngôn của lực lượng Houthi, ông Yahya Sare’e, cho biết: "Tại Hodeidah, lực lượng phòng không đã bắn hạ một máy bay Mỹ (MQ-9) bằng một tên lửa phù hợp khi máy bay này đang thực hiện các nhiệm vụ thù địch chống lại đất nước chúng tôi". Ảnh: CNN.
"Các lực lượng vũ trang Yemen sẽ không ngần ngại thực hiện thêm các biện pháp quân sự và thực hiện các hoạt động có chất lượng hơn chống lại tất cả các mục tiêu thù địch để bảo vệ Yemen và để khẳng định lập trường ủng hộ người dân Palestine", người phát ngôn nói thêm. Ảnh: CNN.
Cũng theo người phát ngôn Houthi, "các hoạt động của Lực lượng Vũ trang Yemen ở biển Đỏ và biển Ả Rập sẽ không dừng lại cho đến khi hành động gây hấn chấm dứt và lệnh bao vây dải Gaza được dỡ bỏ".
Đây không phải là lần đầu tiên Houthi có thể bắn hạ một UAV Mỹ. Lực lượng Houthi trước đó đã bắn rơi 1 chiếc MQ-9 Reaper vào tháng 11/2023 ngoài khơi Yemen. Ảnh: Military.
MQ-9 Reaper (Ác điểu) được Lực lượng Không quân Mỹ sử dụng để thu thập thông tin tình báo và thực hiện các nhiệm vụ giám sát, tìm kiếm cứu nạn và tấn công chính xác vào các mục tiêu có giá trị cao và mục tiêu cần phản ứng nhanh.
Về cơ bản, Mỹ có ý định vận hành Reaper như một máy bay tấn công được điều khiển từ xa, do đó, dòng UAV này có khả năng tấn công đáng kể.
Với 7 giá treo vũ khí, Reaper có thể mang tên lửa AGM-114 Hellfire, bom dẫn đường bằng laser GBU-12 Paveway II, bom thông minh GBU-38, tên lửa tấn công mặt đất Brimstone - một phiên bản sửa đổi của tên lửa phòng không vác vai Stinger có thể bắn từ trên không, và tên lửa phòng không AIM-9X Sidewinder.
Ngoài ra, Reaper còn được trang bị radar AN/APY-8 Lynx, radar độ phân giải cao Ku-Band, radar khẩu độ tổng hợp có thể sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết và hệ thống chỉ báo mục tiêu chuyển động trên mặt đất (GMTI).
Ban đầu UAV Reaper được sản xuất cho Không quân Mỹ, nhưng sau đó được bán với số lượng nhỏ cho Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan, Ấn Độ, Nhật Bản và Pháp. Ngoài các khách hàng kể trên, luật pháp Mỹ không cho phép bán loại UAV này ra thị trường quốc tế để tránh bị lộ công nghệ tên lửa đạn đạo.
Hiện Mỹ có ít nhất 300 UAV Reaper với tất cả các biến thể, trong khi các quốc gia khác chỉ có số lượng hạn chế.
Giá của dòng UAV này đã tăng đều đặn kể từ khi nó được đưa vào sử dụng. Những chiếc Reaper đầu tiên vào năm 2008 có giá 14 triệu USD, nhưng đến năm 2020, giá của chúng đã tăng vọt lên 32 triệu USD mỗi chiếc, đắt hơn cả một chiếc trực thăng tấn công AH-64E Apache và thậm chí đắt hơn một số loại máy bay chiến đấu F-16 Falcon biến thể cũ.
Những chiếc UAV này từng làm nhiệm vụ ở Iraq, Afghanistan, Syria, và các quốc gia khác. Trong đó, MQ-9 là một phần quan trọng trong các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
MQ-9 Reaper có thể mang tới 8 tên lửa dẫn đường bằng laser hoặc 16 tên lửa Hellfire và gần 600kg nhiên liệu. UAV này có thể di chuyển quãng đường gần 2.000km và bay ở độ cao lên đến 15.000m. Trong năm 2018, MQ-9 Reaper đã bay tổng cộng 325.000 giờ, với tốc độ tối đa là 444 km/h.
MQ-9 Reaper dài gần 10m, với sải cánh 20m và tải trọng 1,8 tấn. MQ-9 là phiên bản cập nhật của MQ-1 Predator, được ra mắt vào những năm 1990. Reaper có động cơ mạnh hơn khoảng 8 lần và dài hơn 4m, với sải cánh dài hơn 5m so với các mẫu UAV trước đó.
Tuy nhiên, thời gian hoạt động của Reaper nếu mang đầy đủ vũ khí giảm xuống chỉ còn 14 giờ so với 24 giờ của Predator. Nếu không mang vũ khí, Reaper có thể hoạt động trong 42 giờ.
UAV này cũng được trang bị một bộ cảm biến hoàn chỉnh với bộ chỉ thị mục tiêu bằng laser, camera hồng ngoại và camera quang điện xoay bên dưới mặt trước của máy bay để giúp nhận biết khung cảnh bên dưới và cung cấp hình ảnh, video thời gian thực.
MQ-9 Reaper được tích hợp AI cho phép tự động tìm kiếm mục tiêu. Nguồn video: Flightglobal.com.
Tang Mộc