[Vietnam News]
View - Xung đột Nga Ukraine vũ khí giá rẻ mới là chìa khóa thắng bại
2024-01-24 07:04:19
Xung đột Nga Ukraine vũ khí giá rẻ mới là chìa khóa thắng bại8.000 tên lửa của Nga đã sử dụng ở chiến trường Ukraine nhắc nhở, đừng quá sùng bái tên lửa hay vũ khí công nghệ cao, mà chính vũ khí giá rẻ mới là chìa khóa thắng bại của cuộc chiến.xung đột Nga-Ukraine, tên lửa tầm xa, vũ khí dẫn đường chính xác
Ngày 19/1 vừa qua, Nga đã triệu đại sứ Pháp tại Moscow để chính thức phản đối việc Pháp "ngày càng can dự" vào cuộc xung đột Nga-Ukraine. Pháp trước đây đã hỗ trợ Ukraine hơn 40 tên lửa tầm xa và hơn 600 quả bom; đồng thời ngày càng tích cực hỗ trợ Ukraine.
Hiện Nga đang chiếm thế chủ động trên chiến trường, ngoài số lượng tên lửa lớn, quan trọng nhất là số lượng lớn vũ khí giá rẻ. Kinh nghiệm tác chiến thực tế của Nga cũng cho thấy, dù là chiến trường hiện đại nhưng trong một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, thì không thể bỏ qua các loại đạn pháo.
Cuộc xung đột Hamas-Israel đã thu hút nhiều sự chú ý đến mức có cảm giác như cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra đã bị lãng quên. Israel đang tiến hành một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn, mặc dù cuộc tấn công này chưa phải là một cuộc tấn công tổng lực; nhưng nó cũng cho thấy cường độ tấn công của Israel đã tăng lên đáng kể.
Có thể nói, tình hình Trung Đông ngày càng trở nên tồi tệ, làm dấy lên mối lo ngại trên toàn thế giới. Khi cuộc xung đột Trung Đông dần vượt khỏi tầm kiểm soát và thu hút sự chú ý của thế giới, cuộc xung đột khốc liệt giữa Nga và Ukraine đang diễn ra dường như đã bị lãng quên.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine không còn thu hút sự chú ý của truyền thông phương Tây, nhưng điều đó không có nghĩa là xung đột Nga-Ukraine đã lắng xuống mà ngược lại vẫn diễn ra gay gắt. Truyền thông phương Tây không còn chú ý đến xung đột Nga-Ukraine, nhưng chiến trường Ukraine vẫn đang hết sức khốc liệt.
Quân đội Nga vẫn liên tục tấn công Ukraine với quy mô toàn diện trên chiến trường, gây thiệt hại nặng nề cho Quân đội Ukraine. Nga đã liên tiếp chiếm giữ các vị trí và kiểm soát các khu vực trọng điểm; đồng thời trở nên chủ động đáng kể trong tình hình chiến trường.
Trong năm 2023, Nga đã đè bẹp đòn phản công của Ukraine, lật ngược tình thế trên chiến trường để giành thế chủ động. Loại vũ khí giúp họ nhiều nhất để lật ngược tình thế không phải là tên lửa mà là số lượng đạn pháo thường và bom vượt trội tuyệt đối.
Đánh giá về cuộc tấn công gần đây của Nga trên chiến trường có thể thấy, Quân đội Nga đã giành được thế chủ động và bắt đầu đẩy Ukraine lún sâu vào thế phòng ngự. Vũ khí Nga không dựa vào nhiều loại tên lửa tiên tiến, mà dựa vào một số lượng lớn các loại vũ khí giá rẻ như đạn pháo, bom và các loại đạn giá rẻ khác.
Tình hình thực tế trên chiến trường Ukraine cũng cho thấy, tên lửa không phải là vũ khí toàn năng, trong nhiều trường hợp, tên lửa có độ chính xác cao chỉ mang tính răn đe; yếu tố quyết định thắng thua là đủ số lượng đạn pháo và bom các loại. Có thể nói, cuộc xung đột kéo dài gần hai năm này khiến người ta phải suy nghĩ nhiều hơn.
Sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Nga cũng sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác để tấn công tối đa trong chiến đấu nhằm giảm thiểu thiệt hại nhiều nhất về người và có thể đạt được các mục tiêu chiến lược của riêng mình. Nga đã sử dụng gần 8.000 tên lửa các loại tiêu diệt số lượng lớn mục tiêu có giá trị cao của Ukraine, nhưng chưa thể xác định được kết quả.
Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, Nga thậm chí không tấn công các mục tiêu dân sự của Ukraine và cho phép liên lạc của Ukraine hoạt động trơn tru; nhưng như vậy cũng nhanh chóng tiêu thụ một lượng lớn tên lửa, thậm chí có thể nói lượng tồn kho đã cạn. Có thể nói, Nga cũng muốn tận dụng lợi thế tên lửa của mình để giành thế chủ động.
Dù tên lửa Nga đã tiêu diệt số lượng lớn mục tiêu có giá trị cao ở Ukraine, nhưng chúng không giúp Nga làm chủ được cục diện chiến trường. Thậm chí còn tạo cơ hội cho Ukraine phản công, do Nga không đủ quân số và đạn pháo.
Cuộc phản công lớn của Ukraine vào tháng 9/2022 đã khiến Quân đội Nga bất ngờ, khiến họ mất đi một lượng lớn lãnh thổ mà họ đã kiểm soát trước đó trong thời gian rất ngắn.
Trong cuộc phản công của Ukraine, mặc dù Nga cũng sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác để tấn công, nhưng vẫn không ngăn chặn được đòn phản công của Ukraine, nên chịu tổn thất tương đối nghiêm trọng.
Theo tổng kết, qua gần hai năm xung đột, Nga đã phóng hơn 8.000 tên lửa các loại bao gồm tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tên lửa không đối đất và tên lửa chiến thuật và thậm chí là cả tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm; nhưng không thể đè bẹp được sức kháng cự của Ukraine.
Số lượng tên lửa Nga sử dụng thậm chí còn vượt xa số lượng tên lửa được Quân đội Mỹ sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Kosovo, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Afghanistan và Chiến tranh Syria; nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả quyết định thắng bại.
Tên lửa Nga quả thực đã tiêu diệt một số lượng lớn các mục tiêu có giá trị cao như kho vũ khí, kho đạn, căn cứ tiếp tế, trung tâm vận tải, trung tâm chỉ huy ra quyết định của Ukraine; nhưng không thể giành được chiến thắng. Điều này cũng cho thấy, các cuộc tấn công bằng tên lửa vẫn còn những hạn chế nhất định trên chiến trường.
8.000 tên lửa của Nga đã thức tỉnh nhiều người; mặc dù tên lửa có ưu điểm lớn nhưng cũng có nhược điểm, nhất là trong cuộc chiến tranh tiêu hao như xung đột Nga-Ukraine. Ưu điểm của tên lửa là hiển nhiên, Mỹ đã nhiều lần sử dụng lợi thế của tên lửa để đạt được tác dụng răn đe và giành được những thắng lợi quyết định.
Nhưng tên lửa cũng có những điểm yếu không thể vượt qua, điều này sẽ quyết định kết quả và hướng đi của cuộc chiến. Trước hết, bản thân tên lửa cũng rất đắt tiền và số lượng sử dụng chắc chắn sẽ có hạn.
Nhiều tên lửa dẫn đường chính xác không mạnh bằng bom thông thường, ưu điểm lớn nhất của chúng là độ chính xác. Nhưng giá của một tên lửa có thể dễ dàng vượt quá 1 triệu USD/ quả, như vậy không thể sử dụng mới số lượng lớn tùy tiện.
Do giá cao, nên bất kỳ quân đội nước nào cũng không thể sản xuất hàng loạt tên lửa như bom thông thường, số lượng không đủ cũng là nhược điểm lớn nhất của tên lửa. Dù Nga sử dụng tên lửa ở mức tối đa, nhưng hơn 8.000 tên lửa của nước này đã đạt đến giới hạn.
Ngoài ra, sức mạnh của tên lửa còn hạn chế, hiệu quả nổ thậm chí còn không bằng bom hạng nặng thông thường. Sau khi tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao, việc xử lý các mục tiêu có giá trị thấp tương tự như chiến tranh du kích là một điều khó khăn.
Quân đội Mỹ thất bại ở Afghanistan vì không thể giành chiến thắng bằng tên lửa khi đối đầu với Taliban. Tương tự, Nga không thể đạt được mục tiêu tiêu diệt ý chí của Ukraine chỉ bằng cách sử dụng tên lửa.
Nga cuối cùng phải dựa vào một lượng lớn vũ khí giá rẻ để giành thế chủ động trên chiến trường với hàng chục nghìn quả đạn pháo được bắn đi hàng ngày, đây mới là vũ khí khiến Quân đội Ukraine hoàn toàn choáng váng.
Xung đột giữa Nga và Ukraine nhắc nhở không thể quá sùng bái về tên lửa, chính người Mỹ cũng nhận ra được ưu điểm của bom giá rẻ, khi trong thời gian qua, họ đã sản xuất hàng trăm nghìn quả bom dẫn đường bằng vệ tinh JDAM.
Thực tiễn xung đột Nga-Ukraine cũng nhắc nhở các quốc gia rằng, tên lửa không phải là vũ khí toàn năng trên chiến trường hiện đại, đạn dược giá rẻ đôi khi là “cọng rơm làm gãy lưng lạc đà” và là chìa khóa dẫn đến chiến thắng. Có thể dựa vào vũ khí giá rẻ để tiêu diệt hoàn toàn ý chí của đối phương.
Một số lượng lớn UAV giá rẻ, một số lượng lớn bom dẫn đường chính xác cải tiền từ bom thường và các loại đạn pháo với số lượng lớn, mới là chìa khóa cuối cùng chọc thủng tuyến phòng thủ tâm lý của kẻ thù. Xung đột Nga-Ukraine cũng cho chúng ta thấy rằng, mỗi loại vũ khí đều có ưu điểm riêng và không quá nên cuồng vọng vào tên lửa mà bỏ qua vũ khí giá rẻ.
Tang Mộc