[Vietnam News]
View - Cuộc chiến Ucraine cho thấy súng bắn tỉa cỡ nòng lớn là vô dụng
2024-01-25 00:03:02
Cuộc chiến Ucraine cho thấy súng bắn tỉa cỡ nòng lớn là vô dụngCuộc chiến tại Ukraine đang diễn ra cho thấy, súng bắn tỉa cỡ nòng lớn không hề phát huy được tính năng trong thực chiến; súng tiểu liên lại càng vô dụng.súng bắn tỉa cỡ nòng lớn, súng bắn tỉa Barrett M82A1, súng tiểu liên, xung đột ukraine
Giới yêu thích quân sự chỉ cần nghe đến cái tên súng bắn tỉa cỡ nòng lớn thôi cũng khiến người ta phải rùng mình, như súng bắn tỉa Barrett M82A1 có cỡ nòng 12,7mm, có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách 1km, thậm chí tiêu diệt mục tiêu sau bức tường…
Những súng bắn tỉa cỡ nòng lớn như loại 12,7 mm thường sử dụng đạn xuyên giáp, xuyên cháy, tầm bắn hiệu quả đến 1.500 mét. Gần như mọi phát bắn chính xác trúng mục tiêu có thể gây ra cái chết tức thì cho kẻ thù.
Các đội súng bắn tỉa cỡ nòng lớn có thể độc lập thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và cung cấp thông tin tình báo trinh sát có giá trị; đồng thời phá vỡ chuỗi chỉ huy của đối phương, làm gián đoạn hoạt động và làm mất tinh thần đối phương bằng cách tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao từ vị trí bí mật.
Trong khi đó, súng tiểu liên còn mạnh hơn, có thể bắn hàng trăm viên đạn mỗi phút; đây là vũ khí hỏa lực tự động lợi hại khi cận chiến. Nhưng súng trường tấn công nòng ngắn (cacbin), lại bắn đạn súng trường tiến công với lượng thuốc phóng lớn, nên có thể dẫn đến lửa đầu nòng quá to, độ giật quá mức và mức chính xác thấp.
Do đó, một khẩu tiểu liên ngắn, uy lực, êm hơn và dễ sử dụng vẫn là một vũ khí chiến tranh đặc biệt xuất sắc. Tuy nhiên, trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, sau gần 2 năm chiến đấu, các chuyên gia nhận thấy rằng, hiệu quả chiến đấu thực tế của súng bắn tỉa cỡ nòng lớn và súng tiểu liên thực sự rất nhỏ.
Có thể thấy từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và các cuộc chiến khác, súng bắn tỉa cỡ nòng lớn và súng tiểu liên là vũ khí phù hợp với cuộc chiến chống khủng bố hơn, chứ ít có tác dụng trong chiến tranh quy mô lớn.
Hiện tất cả các lực lượng trinh sát trực thuộc phân đội bộ binh của cả Nga và Ukraine đều sử dụng UAV siêu nhỏ bốn trục để trinh sát chiến trường; UAV siêu nhỏ bốn trục vượt xa đội bắn tỉa về hiệu quả trinh sát, khoảng cách trinh sát và hiệu quả thực tế.
Trong các trận đánh, Quân đội Nga và Ukraine về cơ bản giao chiến trong cự ly từ 3-5 km, mà ở khoảng cách này, vũ khí sử dụng là hỏa khí. Trong chiến đấu, sau khi những người lính phát hiện và xác định loại mục tiêu, họ sẽ vào một phần mềm chuyên dụng trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Ví dụ bảng bắn cho súng cối.
Lúc này hai bên bắt đầu các cuộc tấn công chính xác tầm xa bằng súng cối 82mm và 120mm; khi đối phương vào cự ly 1 km, UAV cũng sẽ được sử dụng để dẫn đường cho súng phóng lựu tự động tấn công các mục tiêu, có mật độ hỏa lực bao phủ dày đặc và chính xác, với hàng chục quả lựu đạn mỗi phút.
Dưới sự dẫn đường của UAV, xe tăng Nga thậm chí có thể bắn vào các mục tiêu Ukraine ở khoảng cách 3-5 km. Pháo binh của Quân đội Ukraine có thể làm nổ tung chiến hào và tấn công xe bọc thép Nga ở khoảng cách hơn 10 km. Cuộc xung đột Nga-Ukraine chủ yếu là các trận đánh quy mô lớn trên thực địa và hiếm khi giao chiến ở khoảng cách hàng trăm mét đến 1.000 mét.
Trong chiến dịch Bakhmut trong gần 10 tháng, Quân đội Nga và lực lượng lính đánh thuê Wagner đã phát động ít nhất 4.000 cuộc tấn công của lực lượng mặt đất, và không phải súng máy, súng bắn tỉa và các loại vũ khí khác đã đẩy lùi hơn 4.000 cuộc tấn công của Quân đội Nga và Wagner. Đó là các đơn vị súng cối và pháo tự hành Ukraine ở phía sau vị trí 5-20 km.
Qua lời kể của các sĩ quan Quân đội Nga có thể thấy rằng, ngay cả trong các cuộc giao tranh trên đường phố ở các thành phố, thị trấn, súng bắn tỉa cỡ nòng lớn cũng không có cơ hội phát huy tác dụng. Và súng tiểu liên khó xuyên thủng áo giáp cao cấp.
Trong chiến đấu, nếu quân Nga phát động tấn công vào một ngôi nhà nào đó, thì hỏa lực chủ yếu của Quân đội Ukraine phản đòn, là sử dụng súng cối 60mm hoặc 82mm được lắp liều phóng phụ tối đa, để bao phủ hỏa lực áp đảo từ xa; hơn là súng bắn tỉa và súng tiểu liên.
Còn chức năng của súng máy cỡ nòng lớn của Quân đội Ukraine là đẩy lùi đơn vị tấn công của Nga và đẩy đơn vị tấn công của Nga vào một khu vực nhỏ. Sau đó sử dụng súng cối và súng phóng lựu tự động bắn liên thanh như AGS-17, để thực hiện tiêu diệt hỏa lực chính xác và chuyên sâu.
Còn lực lượng xung kích của Nga thường sử dụng pháo cỡ nòng nhỏ bắn nhanh (thường là pháo 30mm đến 57mm), gắn trên xe bánh lốp bọc thép hoặc bánh xích, có thể đi cùng với bộ binh và yểm trợ trực tiếp cho bộ binh chiến đấu.
Các loại pháo cỡ nòng nhỏ bắn nhanh này có thể phá hủy các hỏa điểm trong các tòa nhà từ khoảng cách xa, tấn công các mục tiêu trên đường phố; thậm chí cả mục tiêu trong các tòa nhà. Khi phát hiện ra điểm hỏa lực của kẻ thù, nó sẽ tiêu diệt trực tiếp bằng một vài chục viên đạn chính xác.
Như vậy, đội súng bắn tỉa cỡ nòng lớn không cần thiết phải tiến lên ẩn nấp và tìm vị trí bắn để tiêu diệt quân Ukraine ở tòa nhà đối diện. Thậm chí không cần đội cận chiến dùng súng tiểu liên lao vào tòa nhà để chiến đấu với quân Ukraine ở cự ly gần.
Những mục tiêu như nêu trên, quân Nga và Ukraine có thể được giải quyết bằng pháo bắn nhanh trên xe bọc thép hoặc súng cối, ĐKZ... mà không cần đến súng bắn tỉa cỡ nòng lớn và súng tiểu liên như trong các phim hành động của Mỹ.
Thực tế của cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, nếu phát hiện ra sở chỉ huy của địch, các bệ phóng pháo và tên lửa có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 20 km, thậm chí 70 km mà không cần một đội sử dụng súng bắn tỉa cỡ nòng lớn, lẻn vào sau lưng đối phương để tiêu diệt.
Qua gần hai năm xung đột, tổng kết nhanh ở chiến trường Ukraine cho thấy, 70% số xe bọc thép của hai bên đã bị phá hủy bởi pháo binh và UAV; 90% thương vong là do bom và đạn pháo gây ra. Thương vong do vũ khí bộ binh hạng nhẹ gây ra rất ít, thương vong do súng bắn tỉa cỡ nòng lớn và súng tiểu liên gây ra lại càng không đáng kể.
Tang Mộc