[Vietnam News]
View - Tổ hợp phòng không Buk M1 Nga đánh chặn tên lửa HIMARS
2024-02-12 07:04:03
Tổ hợp phòng không Buk M1 Nga đánh chặn tên lửa HIMARSBộ Quốc phòng Nga mới đây đăng tải video cho thấy tổ hợp tên lửa đất đối không Buk-M1 của nước này đã đánh chặn thành công 2 tên lửa HIMARS do binh sĩ Ukraine bắn ở khu vực Nam Donetsk.tổ hợp phòng không Buk-M1, tổ hợp Buk-M1, pháo phản lực HIMARS
Đơn vị phòng không thuộc nhóm chiến đấu Vostok của Nga đã dùng tổ hợp phòng không Buk-M1 để đánh chặn các đòn tấn công của đối phương.
Các tổ hợp Buk-M1 nhanh chóng cơ động vào vị trí chiến đấu khi xuất hiện các đòn tấn công từ pháo phản lực HIMARS.
Trong clip, có thể thấy tên lửa Buk-M1 lao vút lên trời đêm, tạo ra một quả cầu sáng. Khi Buk chạm tên lửa đối phương, nó đã tạo ra một vụ nổ như pháo hoa.
Theo chỉ huy đội vận hành tổ hợp Buk-M1 của Nga, họ phải hành động nhanh chóng do đạn HIMARS di chuyển với tốc độ hơn 600 mét/giây.
Đây không phải là lần đầu tiên Buk-M1 lập công trong việc đánh chặn tên lửa phóng đi từ pháo HIMARS.
Trong số các hệ thống phòng không được Nga triển khai trong xung đột Đông Âu có rất nhiều tổ hợp phòng không Buk-M1.
Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo rằng phòng không của họ đã bảo vệ quân nhân cũng như các địa điểm công nghiệp và hành chính trọng yếu trước các mối đe dọa trên không.
Tổ hợp Buk-M1 là một trong những hệ thống đánh chặn đáng sợ nhất thế giới thời điểm chúng ra đời.
Được biết đây là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành tiên tiến được phát triển bởi Liên Xô, chính thức ra đời vào năm 1984.
Phiên bản Buk-M1 được phát triển dựa trên hệ thống Buk bắt đầu được chế tạo vào đầu những năm 1970.
Trong khi đó tiền thân của Buk lại là tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 2K12 Kub (SA-6 Gainful).
Buk-M1 được thiết kế với vai trò hệ thống phòng không chiến thuật chiến trường chuyên đi theo bảo vệ đội hình tiến quân của các sư đoàn cơ giới. Tổ hợp này đã lập nên vô số chiến công tại chiến trường Trung Đông.
Hệ thống này được trang bị đài radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18M1 Kupol-M1 sử dụng ăng ten mảng pha.
Các thành phần đặt trên xe tự hành bánh xích mới GM-567M có tính năng vượt trội so với các phiên bản phòng không trước đây của Liên Xô.
Tổ hợp Buk-M1 trang bị đài chỉ huy 9S470M1 hoàn toàn mới, giữ vai trò trung tâm, điều phối hoạt động và liên kết các thành phần khác, đồng thời theo dõi, đánh giá và phân tích kết quả sau khi tên lửa được phóng đi.
Xe mang phóng tự hành trang bị radar (TELAR) 9A310M1 của Buk-M1 sử dụng radar dẫn đường và nhận dạng mục tiêu nâng cấp, giúp tăng cự ly hoạt động thêm 25 - 30% so với phiên bản tiền nhiệm.
Xác suất nhận dạng chính xác các mục tiêu khí động học và tên lửa đạn đạo của Buk-M1 được tăng lên 60%.
Nhờ được hiện đại hóa, mặc dù vẫn sử dụng đạn tên lửa 9M38 (tầm bắn 35 km) nhưng xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 phát bắn của Buk-M1 đã tăng lên 95% so với 90% của Buk.
Mặc dù lạc hậu hơn so với Buk-M2 hay Buk-M3, tuy nhiên Buk-M1 vẫn là một hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động cực kỳ đáng gờm.
Trong xung đột tại Đông Âu, tổ hợp phòng không Buk-M1 được cả Nga và Ukraine sử dụng.
Có thông tin cho biết, phía Ukraine thậm chí còn dùng hệ thống này bắn hạ chiến đấu cơ tối tân Su-35 của Nga.
Chính vì sự nguy hiểm của Buk-M1, nên cả Nga và Ukraine đều tìm cách phá hủy tổ hợp này của nhau.
Tang Mộc