[Vietnam News]

View - Người Trung Quốc đón Tết Nguyên đán như thế nào?

2024-02-10 02:01:52

Người Trung Quốc đón Tết Nguyên đán như thế nào?Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu tới bạn đọc phong tục đón Tết Nguyên đán của người Trung Quốc.Tết Nguyên đán,người Trung Quốc,phong tục,người trung quốc đón tết như thế nào,phong tục đón tết của các nước trên thế giới,phong tục đón tết của người trung quốc

Mồng 1 tháng Giêng: Đi chúc Tết

Sau đêm Giao thừa, đi chúc Tết người lớn tuổi vào buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới và nhận phong bao lì xì mang ý nghĩa trấn áp tà ma đối với người Trung Quốc. Vào ngày mồng 1 Tết, người dân Trung Quốc sẽ mở cửa đốt pháo, đi chúc Tết, đi xem bói và đặc biệt không quét dọn nhà cửa, vì nếu quét nhà sẽ xua đi vận may và tiền tài trong năm mới. Nếu vẫn quét thì phải quét từ ngoài vào trong.

leftcenterrightdel

Đội múa rồng biểu diễn trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán ở Tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã

Mồng 2 tháng Giêng: Về nhà ngoại

Vào ngày mồng 2, người con gái đi lấy chồng sẽ đưa chồng và các con về nhà cha mẹ đẻ để chúc Tết. Ở miền Bắc Trung Quốc sẽ cúng Thần Tài vào ngày mồng 2 tháng 1 âm lịch. Vào ngày này, các cửa hàng kinh doanh buôn bán và các gia đình khác đều sẽ cúng Thần Tài. Vào buổi trưa sẽ ăn Hoành thánh, thường được gọi là “Canh Nguyên Bảo”.

Mồng 3 tháng Giêng: Dán giấy Xích khẩu

Ngày mồng ba tháng Giêng được gọi là ngày “Xích khẩu”. Theo truyền thuyết “Xích khẩu” là “Thần thịnh nộ”, ai gặp phải sẽ xui xẻo. Để tránh cãi vã, người Trung Quốc thường không ra ngoài vào ngày này. Ngoài ra, theo tương truyền, đêm mồng 3 Tết là đêm “Đám cưới chuột”, mọi người sẽ đi ngủ sớm để tránh làm phiền lũ chuột.

Mồng 4 tháng Giêng: Đón tiếp thần linh

Ngày mồng 4 tháng Giêng trong lịch xưa là ngày Dê, người xưa thường nói “Tam Dương Khai Đài” là biểu tượng của sự cát tường, đồng thời cũng là ngày đón các vị thần linh về trần gian. Vào ngày này, người dân Trung Quốc thường cùng nhau ăn món “Chiết La” (lấy đồ ăn thừa từ mấy ngày trước trộn lại thành món ăn).

Mồng 5 tháng Giêng: Đón Thần Tài

Ngày mồng 5 tháng Giêng còn gọi là ngày “Phá ngũ”, theo phong tục dân gian là ngày sinh nhật Thần Tài nên cần phải đón Thần Tài vào nhà. Gọi là “Phá ngũ” vì đây là ngày có thể “phá” bỏ những kiêng kỵ của những ngày Tết, mọi người có thể tự do sinh hoạt, vui chơi mà không lo phạm vào những điều cấm kỵ của ngày Tết.

Mồng 6 tháng Giêng: Tiễn “Thần Nghèo”

Ngày mồng sáu tháng Giêng là ngày Ngựa, tiễn “Thần Nghèo”. Từ đầu tháng Giêng âm lịch đến mồng 5, nhà cửa chưa được dọn dẹp sạch sẽ, nên đến ngày mồng 6, người dân Trung Quốc sẽ dọn dẹp nhà cửa, đem vứt rác trong dịp lễ, quần áo, đồ dùng cũ đi, gọi là tiễn “Thần Nghèo”.

Mồng 7 tháng Giêng: Súp “Thất bảo”

Ngày mồng 7 tháng Giêng là Ngày của con người. Tương truyền Nữ Oa tạo ra thế giới, sau khi tạo ra các loài động vật như gà, chó, lợn, bò, ngựa..., ngày thứ 7 là ngày con người được sinh ra, nên ngày này được coi là ngày sinh nhật của con người. Vào ngày này, mọi người thường ăn súp Thất bảo, đội và tặng vòng hoa cho mọi người, đi du lịch, leo núi và câu cá.

BÍCH DIỆP (lược dịch)

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan. 

Tang Mộc

Comments (24)