[Ẩm thực]

View - Thứ quả nhà nào cũng có trong bếp, làm theo cách sau thành thuốc giúp F0 đã khỏi nhưng vẫn còn ho, rát họng dứt hẳn cơn ho kéo dài

2024-07-15 08:33:53

Thứ quả nhà nào cũng có trong bếp, làm theo cách sau thành thuốc giúp F0 đã khỏi nhưng vẫn còn ho, rát họng dứt hẳn cơn ho kéo dàiGiadinhNet - Các bác sĩ khuyên F0 và các F0 đã âm tính không nên dùng kháng sinh khi ho, đau rát họng tới mức khàn tiếng, rồi ho dai dẳng, mệt mỏi dài ngày... mà hãy dùng quả chanh được bảo quản theo cách sau.trong bếp, quả chanh trong bếp, quả chanh trong nhà bếp, mật ong trong bếp, muối trong bếp, bảo quản trong bếp, tủ lạnh trong bếp

Quả chanh rất quen thuộc trong bếp, rất nhiều công dụng hữu ích trong nấu ăn, làm đẹp, dọn dẹp nhà cửa… từ vỏ, hạt, ruột của quả chanh đều cực kì hữu ích.

Trong bếp quả chanh hay dùng pha nước uống để giải nhiệt cơ thể, làm gia vị chế biến món ăn, khử tanh cho thịt, cá, hải sản.

Món hấp gỏi mà thiếu nước cốt quả chanh thì mất ngon. Bát phở, miến, bún mà không vắt thêm tí chanh là mất vị ngon. Nấu cơm mà cho 1 muỗng nước cốt chanh vào nồi giúp hạt cơm trắng tinh, không bị cháy nồi mà chẳng lo ôi thiu. Các món súp gà, cá, súp rau hay món hầm, cho một ít nước cốt chanh vào rồi nấu sẽ giúp món ăn ngon hơn nhiều. Rau luộc nhỏ vài giọt chanh vào sẽ có màu xanh đẹp mắt...

Quả chanh có mặt trong nhiều món ăn nhưng bảo quản lâu theo cách sau giúp dập ho, đau rát họng cho các F0 - Ảnh 1.

Quả chanh trong bếp rất cần thiết để chế biến món ăn, làm thuốc trị ho. Ảnh minh họa.

Khi làm cá chỉ cần ngâm vào nước cốt chanh pha loãng vài phút, rồi làm sẽ sạch bong, không tanh mà còn rất tươi ngon; Hay trước khi chế biến gà thoa chanh lên thịt gà - đặc biệt là phần ức - sẽ giúp thịt gà ngọt hơn, mềm hơn. 

Hoặc thả vài lát chanh mỏng vào nồi nước luộc trứng cũng có tác dụng tương tự. Cá nướng trước khi đưa vào lò hãy đặt một lát chanh dưới cá sẽ hết tanh, còn thơm hơn rất nhiều;

Hay lòng lợn sau khi luộc chín vớt ra và cho vào bát nước sôi để nguội có vắt chanh – đảm bảo lòng sẽ trắng và lại giòn giòn rất ngon.

Nhặt rau xong bị dính nhựa, mủ làm đen đầu móng trông rất bẩn, chỉ cần dùng nước cốt chanh để rửa tay, mủ của rau sẽ nhanh chóng sạch. 

Chỉ với một quả chanh thôi, bữa ăn nào cũng ngon, tay chân lúc nào cũng sạch. 

Càng bảo quản thứ quả này trong bếp lâu thì càng thành thuốc tốt

Quả chanh còn có công dụng chữa bệnh, giải độc cơ thể, giảm tình trạng ốm sốt... 

Thời điểm này rất nhiều F0 đang mắc và đã âm tính với Covid-19 vẫn bị ho, đau rát họng, khàn tiếng, ho dai dẳng, mệt mỏi dài ngày... nên nhiều bác sĩ đã hướng dẫn người dân dùng quả chanh quen thuộc trong bếp làm theo phương pháp dân gian dễ làm để giảm ho, đờm, khàn tiếng, đau rát họng... rất hiệu quả.

Thứ quả quen thuộc trong bếp trữ lâu thành thuốc chữa bệnh tốt và thời điểm này rất tốt cho những F0 - Ảnh 1.

Quả chanh trong bếp có nhiều cách để bảo quản càng lâu càng thành thuốc tốt. Ảnh minh họa.

Hương vị quả chanh thanh mát kết hợp với mật ong, muối... để giảm ho theo phương cách dân gian (có đăng trong bài "Thứ quả trong bếp từ vỏ, nước, ruột, hạt đến tinh dầu đều giúp F0 nhanh khỏi bệnh") được nhiều người dùng. 

Quả chanh có rất nhiều tác dụng tốt, đặc biệt bảo quản càng lâu lại càng trở thành vị thuốc rất tốt, và thời điểm này càng tốt cho những F0 bị ho, đờm, khàn tiếng, đau rát họng, sưng họng, viêm họng... - đó là nét độc đáo của quả chanh so với các loại quả khác.

Cách bảo quản chanh để làm thành thuốc

Để tận dụng hết giá trị của quả chanh trong bếp để vừa có chanh ăn, vừa làm thuốc quanh năm khi cần, trong dân gian đã có những cách bảo quản chanh thành bài thuốc giảm ho, đờm, khàn tiếng, đau rát họng... sau đây:

Chanh muối

Nguyên liệu

1kg chanh – chọn loại vỏ mỏng, nhiều nước, để cả cuống.

3 thìa phèn chua

1kg muối trắng.

Cách làm

Ngâm chanh với nước muối trong 30 phút và rửa sạch. Sau đó chần sơ chanh với nước sôi. Rồi lau sạch, xếp úp vào vại, đặt vỉ lên trên để khi đổ nước vào thì những quả chanh không bị nổi lên.

Pha nước lã với phèn chua, rồi đổ những quả chanh vào ngâm tiếp, để qua đêm thì vớt ra và xếp vào bình.

Lúc này hòa nước đun sôi để nguội với 1kg muối trắng, đổ vào bình thủy tinh. Lưu ý là cần có nước muối thật mặn, để nguội, đổ vào cho ngập hết những quả chanh (và nhờ có lót vỉ chặn ở trên nên những quả chanh sẽ bị giữ chìm trong nước muối, không nổi lên và yên tâm là chanh không bị hỏng).

Ngâm như thế khoảng 1 tháng, khi nhà có người bị ho, đờm, khàn tiếng, đau rát họng... thì lấy ra ngậm dần.

Chanh ướp đường

Nguyên liệu

Chanh: 1 kg

Đường kính: 1 kg

Cách làm

Quả chanh rửa sạch, để ráo nước.

1 kg đường kính ướp với 1 kg chanh.

Rải một lớp đường kính vào bình, rồi xếp chanh lên. Cứ mỗi lớp chanh lại có phủ một lớp đường kính cho tới hết (như ngâm quả dâu, quả mơ...).

Thứ quả quen thuộc trong bếp trữ lâu thành thuốc chữa bệnh tốt và thời điểm này rất tốt cho những F0 - Ảnh 5.

Trong bếp có hũ quả chanh ngâm mật ong sau 3 tháng là dùng được, và càng để lâu càng tốt. Ảnh minh họa.

Bảo quản quả chanh - mật ong đánh bay cơn ho, đau rát họng... khó chịu

Cơn ho khan, ho dai dẳng hậu covid-19, hay ho do thời tiết giao mùa ẩm ương có thể làm mất giấc ngủ đêm quý giá, hoặc làm bạn ngại ngùng giữa nơi đông người, nhất là lớp học, hay cuộc họp...

Chanh và mật ong xưa nay được nhiều nhà chọn làm thuốc trị ho trong bếp cho cả trẻ em, người già và người trưởng thành khi chuyển mùa, và giờ là hậu covid-19. Nhưng cần chú ý cách sử dụng đúng để quả chanh - mật ong phát huy hiệu quả tốt nhất.

Nguyên liệu

- 1 cốc mật ong nguyên chất.

- 3 thìa nước cốt chanh.

- 1/4 cốc nước ấm.

Cách làm

- Trộn mật ong với nước cốt chanh.

- Thêm chút nước ấm vào và khuấy đều hỗn hợp.

Mỗi ngày dùng 1 thìa hỗn hợp này, và dùng 2 lần/ngày để trị ho. Có thể uống 1 lần trong ngày, 1 lần trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu, không bị cơn ho làm cả nhà mất ngủ bất chợt.

- Hỗn hợp chanh - mật ong ngày có thể bảo quản 1 tháng trong tủ lạnh để dùng dần.

Lưu ý:

- Quả chanh và mật ong bảo quản lâu để làm thuốc trị ho cần đảm bảo là mật ong nguyên chất và quả chanh tươi sạch.

- Không cho nước sôi vào mật ong, mà phải hòa nước ấm để giữ được nhiều nhất các chất có trong mật ong.

- Không dùng nước chanh đóng chai để làm hỗn hợp trị ho vì kết quả không như mong muốn.

- Mật ong được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.

Quả chanh và mật ong xưa nay luôn kết hợp làm thuốc trị ho hiệu quả. Vị ngọt của mật ong kích thích tuyến nước bọt, giải phóng chất nhờn qua đường thở, kháng khuẩn, chống oxy hóa giúp hạn chế hình thành thêm chất nhầy và giảm ho hoàn toàn.

Quả chanh giúp tăng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (như bệnh ho). Quả chanh đào hay được dùng làm thuốc trị ho, đau rát họng nhiều hơn cả. Bản thân quả chanh và mật ong mỗi thứ đều có thể trị ho riêng, nhưng khi kết hợp hai món làm một có thể tăng lợi ích chữa bệnh gấp đôi.

Thứ quả quen thuộc trong bếp trữ lâu thành thuốc chữa bệnh tốt và thời điểm này rất tốt cho những F0 - Ảnh 7.

Quả chanh giúp tăng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Ảnh minh họa.

Bảo quản chanh đào ngâm mật ong

Nguyên liệu

1kg chanh đào

0.8kg đường phèn giã nát

1 lít mật ong.

Cách làm

Ngâm rửa chanh với nước muối trong 30 phút sau đó để chanh ráo hoàn toàn.

Cắt chanh thành từng lát nhỏ và xếp vào hũ thủy tinh (nên cho 1 lớp chanh và 1 lớp đường phèn xen lẫn nhau).

Cuối cùng đổ mật ong vào và đem ngâm trong 3 tháng.

Khi nhà có người bị ho, đờm, khàn tiếng, đau rát họng, sưng họng, viêm họng thì chắt ra chai nhỏ. Mỗi lần dùng 1 thìa, uống trước khi ăn. Nên dùng 3 lần/ngày để giảm các triệu chứng trên.

Chanh đào - mật ong có tác dụng giảm ho đờm, khàn tiếng, đau rát họng, ngứa họng, viêm họng... tốt nhất nên dùng vào buổi sáng). Với người lớn ngoài chanh đào - mật ong đã làm ho đờm, đau rát họng... có thể ngậm thêm thuốc Alphachoay có bán trong các hiệu thuốc.

Hàng ngày nên uống nước chanh - mật ong ấm để làm lỏng chất nhầy ở cổ họng, làm dịu và thông thoáng đường thở, giúp cổ họng dễ chịu - hiệu quả nhất với người mới chớm ho, hậu Covid-19, không muốn lạm dụng kháng sinh.

Riêng với người bị ho khan, ho mãn tính... kéo dài cần đi khám để bác sĩ có phác đồ điều trị cụ thể.

Comments (0)