[Vietnam News]
View - Lửng lợn Đông Dương ở VQG Bạch Mã là loài Sách đỏ thế giới
2024-03-21 04:03:01
Lửng lợn Đông Dương ở VQG Bạch Mã là loài Sách đỏ thế giới Một cá thể lửng lợn Đông Dương, một loài quý hiếm được ghi nhận trong Sách Đỏ thế giới, vừa xuất hiện tại khu vực đỉnh Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế.Thế Giới Động Vật
Đây là sự kiện hiếm hoi và đáng quý trong việc bảo tồn động vật hoang dã. Lửng lợn Đông Dương, có tên khoa học Arctonyx collaris dictator, phân bố ở nhiều nước trong khu vực Đông Á. (Ảnh cắt từ video do VQG Bạch Mã cung cấp).
Tình trạng suy giảm số lượng của loài này đã khiến nó bị đe dọa và được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế đã xếp vào diện bị đe dọa trong sách đỏ IUCN năm 2008.
Sự xuất hiện của lửng lợn Đông Dương và những loài động vật quý hiếm khác tại khu vực núi Bạch Mã là minh chứng cho việc công tác cứu hộ và bảo tồn môi trường đang được thực hiện hiệu quả.
Lửng lợn Đông Dương ở Việt Nam, chúng cũng được tìm thấy và được gọi với những cái tên như lương mu (trong tiếng Tày) hay được gọi dưới một số tên khác chồn hoang, con cúi, gấu lợn hay còn gọi đơn giản là lửng lợn vì ở Việt Nam chỉ có phân loài này, tên lửng lợn được đặt do đặc điểm mũi của nó giống như của lợn rừng.
Ở Việt Nam lửng lợn Đông Dương phân bố ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum), Bình Phước (Vườn quốc gia Bù Gia Mập), chúng cũng là loài thú ăn thịt lớn nhất còn tồn tại trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò.
Lửng lợn Đông Dương một loài thú nhỏ có cái vòi dài, đầu vòi giống như cái mõm màu hồng khá giống mõm lợn.
Đuôi của lửng lợn có những sợi lông dài màu trắng, và bàn chân trước của nó có móng vuốt màu trắng.
Lửng lợn là loài ăn tạp, thức ăn của nó gồm trái cây, củ và động vật nhỏ. Đây là loài động vật ăn đêm.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.
Tang Mộc