[Vietnam News]
View - Thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc trong lễ Ramadan - VnExpress Đời sống
2024-03-16 02:22:17
Thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc trong lễ Ramadan - VnExpress Đời sốngHà Nội- Từ đầu tháng Ramadan, mỗi ngày thánh đường Hồi giáo Al-noor trên phố Hàng Lược đón hàng trăm tín đồ địa phương và nước ngoài đến cầu nguyện.Thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc trong lễ Ramadan - VnExpress
Al-noor - thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc, nằm trên phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm là nơi sinh hoạt của hơn 200 tín đồ trong 100 hộ gia đình. Ngoài ra, nơi đây còn tiếp đón các tín đồ là người nước ngoài đang công tác tại Hà Nội.
Thứ 6 hàng tuần là ngày lễ chính trong tâm linh của người Hồi giáo. Vào ngày này cac tín đồ sẽ mặc trang phục truyền thống đến cầu nguyện.
Tháng Ramadan năm 2024 bắt đầu từ ngày 11/3 kéo dài trong 30 ngày. Trong thời gian này, các tín đồ sẽ tập trung cầu nguyện tại đền thờ, nhịn ăn uống từ lúc mặt trời mọc đến khi lặn và không sinh hoạt vợ chồng. Trẻ nhỏ, học sinh dưới 13-14 tuổi hoặc người già đau ốm vẫn được ăn uống bình thường. Khi đủ tuổi hoặc sức khỏe ổn định, họ sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy tắc.
Al-noor - thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc, nằm trên phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm là nơi sinh hoạt của hơn 200 tín đồ trong 100 hộ gia đình. Ngoài ra, nơi đây còn tiếp đón các tín đồ là người nước ngoài đang công tác tại Hà Nội.
Thứ 6 hàng tuần là ngày lễ chính trong tâm linh của người Hồi giáo. Vào ngày này cac tín đồ sẽ mặc trang phục truyền thống đến cầu nguyện.
Tháng Ramadan năm 2024 bắt đầu từ ngày 11/3 kéo dài trong 30 ngày. Trong thời gian này, các tín đồ sẽ tập trung cầu nguyện tại đền thờ, nhịn ăn uống từ lúc mặt trời mọc đến khi lặn và không sinh hoạt vợ chồng. Trẻ nhỏ, học sinh dưới 13-14 tuổi hoặc người già đau ốm vẫn được ăn uống bình thường. Khi đủ tuổi hoặc sức khỏe ổn định, họ sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy tắc.
Sáng 15/3, chị As Sa Mad, 29 tuổi, cùng chồng và bốn con từ quận Long Biên đến thánh đường làm lễ. Người phụ nữ quê An Giang đã sinh hoạt tại thánh đường này 5 năm.
As Sa Mad nói không khí lễ hội trong tháng Ramadan ở quê nhà nhộn nhịp hơn do có đông tín đồ theo đạo Hồi. Thay vì trang trí nơi ở, tụ họp cùng nấu ăn hay tham gia chợ truyền thống của đạo Hồi, các tín đồ ở Hà Nội chỉ đến nhà thờ hành lễ. Khi mặt trời lặn (sau 18h10 hàng ngày) mọi người sẽ cùng xả chay (ăn uống bình thường) và trở về nhà để chuẩn bị cho ngày tiếp theo.
"Nhưng không vì thế mà tháng Ramanda tại Hà Nội trở nên buồn. Mọi người gặp nhau đều rất vui, ai nấy đều tặng nhau lời chúc tốt đẹp, những cái ôm ấm áp để xóa bỏ hiềm khích và cầu mong nhận mọi phước lành", As Sa Mad nói.
Sáng 15/3, chị As Sa Mad, 29 tuổi, cùng chồng và bốn con từ quận Long Biên đến thánh đường làm lễ. Người phụ nữ quê An Giang đã sinh hoạt tại thánh đường này 5 năm.
As Sa Mad nói không khí lễ hội trong tháng Ramadan ở quê nhà nhộn nhịp hơn do có đông tín đồ theo đạo Hồi. Thay vì trang trí nơi ở, tụ họp cùng nấu ăn hay tham gia chợ truyền thống của đạo Hồi, các tín đồ ở Hà Nội chỉ đến nhà thờ hành lễ. Khi mặt trời lặn (sau 18h10 hàng ngày) mọi người sẽ cùng xả chay (ăn uống bình thường) và trở về nhà để chuẩn bị cho ngày tiếp theo.
"Nhưng không vì thế mà tháng Ramanda tại Hà Nội trở nên buồn. Mọi người gặp nhau đều rất vui, ai nấy đều tặng nhau lời chúc tốt đẹp, những cái ôm ấm áp để xóa bỏ hiềm khích và cầu mong nhận mọi phước lành", As Sa Mad nói.
Một phụ nữ nước ngoài đang du lịch tại Hà Nội đưa con trai đến thánh đường khi tình cờ biết trên phố Hàng Lược có nơi hành lễ trong tháng Ramadan.
Một phụ nữ nước ngoài đang du lịch tại Hà Nội đưa con trai đến thánh đường khi tình cờ biết trên phố Hàng Lược có nơi hành lễ trong tháng Ramadan.
Anh Abdul Salam, người hỗ trợ ban quản trị của Thánh đường Al-noor, cho biết mỗi ngày trong tháng Ramadan sẽ có 5 buổi hành lễ vào lúc 5h, 12h, 15h30, 18h và 20h.
Khi hành lễ, có vị Imam (một vị trí lãnh đạo trong Hồi giáo) làm chủ lễ đọc kinh Koran bằng tiếng Ả Rập. Gần đây, kinh Koran đã được dịch ra tiếng Việt để tín đồ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các lời răn dạy, dễ dàng thực hiện tín ngưỡng.
Anh Abdul Salam, người hỗ trợ ban quản trị của Thánh đường Al-noor, cho biết mỗi ngày trong tháng Ramadan sẽ có 5 buổi hành lễ vào lúc 5h, 12h, 15h30, 18h và 20h.
Khi hành lễ, có vị Imam (một vị trí lãnh đạo trong Hồi giáo) làm chủ lễ đọc kinh Koran bằng tiếng Ả Rập. Gần đây, kinh Koran đã được dịch ra tiếng Việt để tín đồ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các lời răn dạy, dễ dàng thực hiện tín ngưỡng.
Các tín đồ nam ngồi chật kín hành lang quanh Thánh đường Hồi giáo để cầu nguyện.
Phụ nữ mặc quần áo dài, rộng, choàng khăn che kín người và ngồi cầu nguyện tại một khu tách biệt, ngăn cách bởi các tấm rèm.
Phụ nữ mặc quần áo dài, rộng, choàng khăn che kín người và ngồi cầu nguyện tại một khu tách biệt, ngăn cách bởi các tấm rèm.
Trong tháng Ramadan, các tín đồ không được ăn, uống từ 4h30 đến 18h10.
"Ý nghĩa của nhịn ăn là mong mọi người biết thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Bởi khi mọi tầng lớp đều nhịn ăn, người giàu sẽ đồng cảm hơn với sự khó khăn của người nghèo, hiểu cảm giác khổ sở khi phải chống chọi với cái đói, từ đó họ sẽ có sự bao dung, biết yêu thương và chia sẻ với cộng đồng", Abdul Salam nói.
Anh cũng cho biết quy định nhịn chay là bắt buộc với mọi tín đồ, nhưng với những người mới vào đạo có thể nhịn theo sức chịu đựng của bản thân vì chưa quen.
Trong tháng Ramadan, các tín đồ không được ăn, uống từ 4h30 đến 18h10.
"Ý nghĩa của nhịn ăn là mong mọi người biết thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Bởi khi mọi tầng lớp đều nhịn ăn, người giàu sẽ đồng cảm hơn với sự khó khăn của người nghèo, hiểu cảm giác khổ sở khi phải chống chọi với cái đói, từ đó họ sẽ có sự bao dung, biết yêu thương và chia sẻ với cộng đồng", Abdul Salam nói.
Anh cũng cho biết quy định nhịn chay là bắt buộc với mọi tín đồ, nhưng với những người mới vào đạo có thể nhịn theo sức chịu đựng của bản thân vì chưa quen.
Abdul Salam (áo đen) trao cái ôm và bắt tay những người đến Thánh đường. Với những người ở xa, không thể đến sinh hoạt thường xuyên sẽ hành lễ tại nhà. "Dù đến thánh đường hay không mọi quy tắc trong tháng Ramadan luôn được thực hiện một cách nghiêm chỉnh", Salam nói.
Abdul Salam (áo đen) trao cái ôm và bắt tay những người đến Thánh đường. Với những người ở xa, không thể đến sinh hoạt thường xuyên sẽ hành lễ tại nhà. "Dù đến thánh đường hay không mọi quy tắc trong tháng Ramadan luôn được thực hiện một cách nghiêm chỉnh", Salam nói.
Đầu giờ chiều, các tín đồ ra về sau khi tham gia cầu nguyện để tiếp tục công việc.
18h10, sau khi hành lễ, các tín đồ được ăn xả chay bằng tiệc buffet do một nhà hàng chuyên đồ ăn Halal (thực phẩm dành riêng cho người theo đạo Hồi) chuẩn bị. Mọi người sẽ ăn tại chỗ hoặc gói mang đi với những người có việc riêng.
Anh Abdul Salam nói tại miền Nam, các tín đồ thường tập trung tại thánh đường để chuẩn bị đồ ăn cho lễ xả chay. Nhưng do Hà Nội ít người, lại ở cách xa nhau khiến việc cùng nhau nấu ăn khó thực hiện.
"Do vậy mà các nhà hàng, quán ăn chuyên đồ Halal sẽ đăng ký làm đồ ăn miễn phí vào buổi tối. Chúng tôi cũng có thông báo lịch các đơn vị cung cấp đồ ăn cho lễ xả chay vào các tối trong tháng Ramadan cho tín đồ", anh Salam nói.
18h10, sau khi hành lễ, các tín đồ được ăn xả chay bằng tiệc buffet do một nhà hàng chuyên đồ ăn Halal (thực phẩm dành riêng cho người theo đạo Hồi) chuẩn bị. Mọi người sẽ ăn tại chỗ hoặc gói mang đi với những người có việc riêng.
Anh Abdul Salam nói tại miền Nam, các tín đồ thường tập trung tại thánh đường để chuẩn bị đồ ăn cho lễ xả chay. Nhưng do Hà Nội ít người, lại ở cách xa nhau khiến việc cùng nhau nấu ăn khó thực hiện.
"Do vậy mà các nhà hàng, quán ăn chuyên đồ Halal sẽ đăng ký làm đồ ăn miễn phí vào buổi tối. Chúng tôi cũng có thông báo lịch các đơn vị cung cấp đồ ăn cho lễ xả chay vào các tối trong tháng Ramadan cho tín đồ", anh Salam nói.
Ông Đoàn Hồng Cương, 71 tuổi, người trông coi Thánh đường hơn 30 năm, nói đại gia đình hơn 30 người đang sinh hoạt tại đây. Vào tháng Ramadan các thành viên trong gia đình vẫn giữ nguyên nhịp sinh hoạt bình thường, chỉ không ăn, uống khi mặt trời mọc.
"Những ngày đầu tiên của tháng Ramadan việc ăn uống có vẻ hơi khó khăn do mọi người chưa quen, nhưng giờ cả gia đình đều thực hiện nghiêm túc", ông Cương nói.
Người đàn ông 71 tuổi cũng cho biết tháng Ramadan là một nghi thức văn hóa đẹp của người Hồi giáo nên luôn răn dạy con cháu phải biết giữ gìn và lan tỏa điều tích cực đến với mọi người.
Ông Đoàn Hồng Cương, 71 tuổi, người trông coi Thánh đường hơn 30 năm, nói đại gia đình hơn 30 người đang sinh hoạt tại đây. Vào tháng Ramadan các thành viên trong gia đình vẫn giữ nguyên nhịp sinh hoạt bình thường, chỉ không ăn, uống khi mặt trời mọc.
"Những ngày đầu tiên của tháng Ramadan việc ăn uống có vẻ hơi khó khăn do mọi người chưa quen, nhưng giờ cả gia đình đều thực hiện nghiêm túc", ông Cương nói.
Người đàn ông 71 tuổi cũng cho biết tháng Ramadan là một nghi thức văn hóa đẹp của người Hồi giáo nên luôn răn dạy con cháu phải biết giữ gìn và lan tỏa điều tích cực đến với mọi người.
Thanh Nga - Quỳnh Nguyễn
Tang Mộc