[Vietnam News]
View - Vườn cao su cổ nhất Việt Nam - VnExpress
2024-02-12 02:04:14
Vườn cao su cổ nhất Việt Nam - VnExpressĐồng Nai- Từng là nơi dùng để trồng cao su thử nghiệm của người Pháp năm 1906, Đồng Nai vẫn còn lưu giữ vườn cây cổ thụ hơn 100 năm tuổi.Vườn cao su cổ nhất Việt Nam - VnExpress
Vườn cao su rộng 8 ha (hay còn gọi Lô 9) tại ở xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất được người Pháp trồng đầu tiên ở Việt Nam với tên gọi đồn điền Suzanah vào năm 1906. Hiện vườn được Nông trường Cao su An Lộc quản lý, được cho là vườn bảo tồn của ngành cao su Việt Nam.
Vườn cao su rộng 8 ha (hay còn gọi Lô 9) tại ở xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất được người Pháp trồng đầu tiên ở Việt Nam với tên gọi đồn điền Suzanah vào năm 1906. Hiện vườn được Nông trường Cao su An Lộc quản lý, được cho là vườn bảo tồn của ngành cao su Việt Nam.
Khuôn viên khu vườn được Tổng công ty cao su Đồng Nai phục dựng ngôi nhà nguyên mẫu nhà của công nhân cao su thời Pháp thuộc vào năm 2015 để khách tham quan, học sinh, sinh viên hiểu hơn về giá trị lịch sử truyền thống của ngành.
Theo tài liệu lưu lại, vào khoảng 1906, người Pháp cho trồng thử nghiệm 1.000 cây cao su ở Dầu Giây, thấy cây phát triển nhanh, cho mủ, họ phát triển đồn điền khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Khuôn viên khu vườn được Tổng công ty cao su Đồng Nai phục dựng ngôi nhà nguyên mẫu nhà của công nhân cao su thời Pháp thuộc vào năm 2015 để khách tham quan, học sinh, sinh viên hiểu hơn về giá trị lịch sử truyền thống của ngành.
Theo tài liệu lưu lại, vào khoảng 1906, người Pháp cho trồng thử nghiệm 1.000 cây cao su ở Dầu Giây, thấy cây phát triển nhanh, cho mủ, họ phát triển đồn điền khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Mái ngói lưu ly truyền thống của người Việt vẫn còn lưu lại tại căn nhà bảo tồn. Bên trong có nhiều vật dụng được tái hiện lại từ những phu cạo mủ ngày xưa. Hiện Vườn cây cao su bảo tồn đã được tỉnh Đồng Nai công nhận là Di tích cấp tỉnh năm 2009.
Mái ngói lưu ly truyền thống của người Việt vẫn còn lưu lại tại căn nhà bảo tồn. Bên trong có nhiều vật dụng được tái hiện lại từ những phu cạo mủ ngày xưa. Hiện Vườn cây cao su bảo tồn đã được tỉnh Đồng Nai công nhận là Di tích cấp tỉnh năm 2009.
Đến năm 1980, ngành cao su cho ngừng khai thác mủ ở vườn cây này để bảo tồn, phục vụ giáo dục lịch sử của thế hệ trẻ.
Dấu vết của dao cạo mủ còn lại trên một thân cây cao su cổ thụ.
Đến năm 1980, ngành cao su cho ngừng khai thác mủ ở vườn cây này để bảo tồn, phục vụ giáo dục lịch sử của thế hệ trẻ.
Dấu vết của dao cạo mủ còn lại trên một thân cây cao su cổ thụ.
Theo Nông trường cao su An Lộc, hiện nay vườn còn 224 cây hơn 100 tuổi trong tổng số 700 cây được trồng từ năm 1906 đang phát triển tốt. Để thuận lợi trong công tác bảo tồn chăm sóc, đơn vị quản lý đánh số thứ tự cho từng cây.
Theo Nông trường cao su An Lộc, hiện nay vườn còn 224 cây hơn 100 tuổi trong tổng số 700 cây được trồng từ năm 1906 đang phát triển tốt. Để thuận lợi trong công tác bảo tồn chăm sóc, đơn vị quản lý đánh số thứ tự cho từng cây.
Nhiều cây có tuổi thọ hơn 100 tuổi có lớp vỏ cây sần sùi dày đặc minh chứng sự thăng trầm của cho thời gian.
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Tổ trưởng Kỹ thuật nông trường An Lộc, cho biết vườn cây mục đích bảo tồn chứ không còn làm kinh tế. "Hàng tháng nông trường cho công nhân chăm sóc, vệ sinh, quét rác, cắt cỏ và bảo vệ không cho người dân vào phá hoại", ông Quang nói.
Nhiều cây có tuổi thọ hơn 100 tuổi có lớp vỏ cây sần sùi dày đặc minh chứng sự thăng trầm của cho thời gian.
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Tổ trưởng Kỹ thuật nông trường An Lộc, cho biết vườn cây mục đích bảo tồn chứ không còn làm kinh tế. "Hàng tháng nông trường cho công nhân chăm sóc, vệ sinh, quét rác, cắt cỏ và bảo vệ không cho người dân vào phá hoại", ông Quang nói.
Những cây cao su do người Pháp trồng là cây giống thực sinh (trồng bằng hạt) khoảng cách 5x5 nên có gốc rất lớn, từ 1-3 m, cao 30-40 m, có cây tới vài người ôm.
Những công nhân cao su đầu tiên được chiêu mộ từ khu vực miền Bắc và miền Trung nhưng chủ yếu ở huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Vườn cao su Lô 9 là đồn điền có quy mô lớn nhất vào thời điểm đó.
Những cây cao su do người Pháp trồng là cây giống thực sinh (trồng bằng hạt) khoảng cách 5x5 nên có gốc rất lớn, từ 1-3 m, cao 30-40 m, có cây tới vài người ôm.
Những công nhân cao su đầu tiên được chiêu mộ từ khu vực miền Bắc và miền Trung nhưng chủ yếu ở huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Vườn cao su Lô 9 là đồn điền có quy mô lớn nhất vào thời điểm đó.
Công nhân dọn cỏ xung quanh gốc cao su cổ thụ. "Tôi cùng một số anh em được giao thường xuyên dọn cỏ ở lô cao su bảo tồn nhằm cho cây phát triển tốt. Đây là vườn cây quý nên anh em làm rất tâm huyết", anh công nhân Nguyễn Văn Sinh nói.
Công nhân dọn cỏ xung quanh gốc cao su cổ thụ. "Tôi cùng một số anh em được giao thường xuyên dọn cỏ ở lô cao su bảo tồn nhằm cho cây phát triển tốt. Đây là vườn cây quý nên anh em làm rất tâm huyết", anh công nhân Nguyễn Văn Sinh nói.
Bên cạnh gốc cao su còn phát triển tốt, có nhiều cây đã chết do thời tiết, mối mọt.
Một gốc cao su có đường kính chừng 80 cm đã gãy đổ, gốc mục bên trong vườn cây.
Cây cao su 100 tuổi rỗng ruột bên trong nhưng ngọn cây vẫn phát triển tốt, ra cành lá phủ kín một khoảng trời.
Theo ban lãnh đạo nông trường cao su An Lộc, hằng năm, công ty đều có kế hoạch chăm sóc lại cây, trị các bệnh, phun xịt thuốc để tránh tình trạng bị khô mục.
Cây cao su 100 tuổi rỗng ruột bên trong nhưng ngọn cây vẫn phát triển tốt, ra cành lá phủ kín một khoảng trời.
Theo ban lãnh đạo nông trường cao su An Lộc, hằng năm, công ty đều có kế hoạch chăm sóc lại cây, trị các bệnh, phun xịt thuốc để tránh tình trạng bị khô mục.
Sau khi rụng lá trơ trụi, mùa xuân đến, các lá cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, báo hiệu một mùa cao mủ mới ở trên những cánh rừng cao su miền Đông Nam Bộ.
Sau khi rụng lá trơ trụi, mùa xuân đến, các lá cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, báo hiệu một mùa cao mủ mới ở trên những cánh rừng cao su miền Đông Nam Bộ.
Phước Tuấn
Tang Mộc