[Vietnam News]
View - Lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Anh ngày càng tụt hậu
2024-02-18 00:03:55
Lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Anh ngày càng tụt hậuTừng là siêu cường về hải quân, nhưng kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hải quân Anh chỉ còn lại là cái bóng của chính họ; trong đó lực lượng tàu ngầm hạt nhân dường như ngày càng tụt hậu.Tàu ngầm hạt nhân, hải quân Anh, tàu ngầm của Anh
Tàu ngầm hạt nhân chắc chắn là một trong những ngôi sao hàng đầu trong trang bị hải quân của các cường quốc. Quốc gia nào sở hữu tàu ngầm hạt nhân đều coi những trang bị này như “báu vật” trong tay và là vũ khí có khả năng răn đe lớn nhất.
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Vanguard của Anh (trong ảnh) đang quay trở lại Căn cứ Hải quân Hoàng gia Clyde ở Scotland. Một số tấm gạch tiêu âm bên ngoài đã bong ra và mọc đầy các loại cây thủy sinh. Bộ dạng này khiến người ta hoài nghi, chẳng lẽ tàu ngầm hạt nhân của Anh lại “thảm hại” như vậy?
Hải quân Anh có tàu ngầm hạt nhân đầu tiên kể từ năm 1963 và hiện có 10 tàu ngầm hạt nhân dùng cho nhiệm vụ tấn công và mang tên lửa chiến lược. Trong đó có 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Vanguard, 5 tàu ngầm tấn công lớp Astute (2 chiếc đang được đóng) và 1 tàu ngầm lớp Trafalgar.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Vanguard dài 149,9 mét, rộng 12,8 mét, độ lặn sâu tối đa 350 mét; lượng giãn nước khi lặn 15.900 tấn, thủy thủ đoàn 135 người. Vanguard sử dụng lò phản ứng hạt nhân Rolls-Royce PWR2 (tổng công suất 27.500 mã lực) tốc độ đi ngầm 25 hải lý/giờ.
Lớp tàu Vanguard được trang bị 16 tên lửa chiến lược “Trident” II (D5) có tầm bắn tối đa hơn 10.000 km và 4 ống phóng ngư lôi 533 mm. Có thể sử dụng ngư lôi dẫn đường bằng dây "Sailfish" của công ty Marconi.
Chiếc đầu tiên của lớp Vanguard được khởi công vào năm 1986, hạ thủy ngày 4/3/1992 và đưa vào biên chế ngày 14/8/1993. Tổng cộng 4 chiếc tàu lớp này đã được đóng, chủ yếu phục vụ nhiệm vụ răn đe tấn công hạt nhân của Anh.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Trafalgar là tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ thứ ba do Anh phát triển, dài 85,4 mét, rộng 9,8 mét, lượng giãn nước khi nổi 4.740 tấn và lượng giãn nước dưới khi lặn 5.298 tấn. Sử dụng lò phản ứng nước điều áp RR1, tốc độ tối đa khi lặn 32 hải lý/giờ, độ lặn sâu tối đa 300 mét và thủy thủ đoàn 130 người người (18 sĩ quan).
Tàu ngầm lớp Trafalgar được trang bị 5 ống phóng ngư lôi 533mm và có thể sử dụng tên lửa chống hạm UGM-84B Harpoon, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, ngư lôi Sailfish và một số vũ khí khác.
Tổng cộng có 7 chiếc tàu lớp Trafalgar được đóng, chiếc đầu tiên được khởi công đóng vào tháng 4/1979 và đưa vào sử dụng vào tháng 5/1983. Hiện nay chỉ còn duy nhất một chiếc tàu ngầm của lớp Triumph còn hoạt động. Đây cũng là lớp tàu ngầm đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp đẩy bằng động cơ phản lực nước.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Astute là lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công chính hiện nay của Anh. Tàu dài 97 mét, rộng 10,4 mét, lượng giãn nước khi nổi 6.300 tấn và lượng giãn nước khi lặn 7.800 tấn. Astute sử dụng lò phản ứng Rolls-Royce PWR2, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ và độ lặn sâu tối đa 500 mét.
Về trang bị vũ khí, lớp tàu ngầm Astute được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, có thể phóng ngư lôi Sailfish, tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon và tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk.
Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Astute là chiếc S119, được đưa vào sử dụng vào năm 2010. Hiện tại, 5 chiếc tàu ngầm lớp này đã được đóng, 2 chiếc nữa đang được chế tạo và sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới.
Đánh giá về khả năng kỹ chiến thuật của các tàu ngầm hạt nhân hiện đang được Anh sử dụng nhìn chung là tốt. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Avangard sử dụng công nghệ đẩy bơm phản lực, giúp giảm tiếng ồn hiệu quả và có độ yên tĩnh cũng như khả năng che giấu tuyệt vời.
Vũ khí răn đe chính của Avangard là tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm Trident; đây là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn ba giai đoạn có tầm bắn 12.000 km. Mỗi tên lửa có thể mang 8 đầu đạn dẫn đường phân hướng với sức công phá tương đương 150.000 tấn TNT, độ lệch mục tiêu 90 mét.
Các thông số kỹ thuật và chiến thuật của các lớp tàu ngầm nói trên đều rất tiên tiến và có thể nói là một trong những cấp độ tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm tấn công hạt nhân hàng đầu thế giới. Điều này là do Anh có những lợi thế sau trong việc phát triển tàu ngầm hạt nhân.
Tuy nhiên, nhìn bức ảnh cho thấy, tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh được bao phủ bởi thực vật thủy sinh nên đang ở vùng biển ôn đới ở vĩ độ trung bình đến thấp, tốc độ di chuyển thấp trong thời gian dài đã khiến một số lượng lớn sinh vật biển bám vào.
Điều này có nghĩa là những chiếc tàu ngầm của Anh đã được triển khai trong thời gian dài, mặc dù điều này cho thấy độ tin cậy của tàu ngầm hạt nhân Anh trong quá trình triển khai, nhưng cũng làm nổi bật sự thiếu hụt của tàu ngầm của Hải quân Anh trong việc duy trì luân phiên sẵn sàng chiến đấu thông thường.
Đồng thời, Hải quân Anh cũng tiết lộ cả 6 tàu ngầm hạt nhân tấn công đều không thể ra biển thực hiện nhiệm vụ vì nhiều lý do. Hải quân Anh cho rằng việc thiếu thợ kỹ thuật hải quân và những ụ tàu khô, đã kéo dài công việc bảo trì các tàu ngầm này.
Điều này có thể suy đoán là lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Anh cũng gặp phải tình thế tiến thoái lưỡng nan tương tự như các tàu sân bay và tàu khu trục của Hải quân Anh. Nguyên nhân có thể chỉ ra đó là:
Một là, Hải quân Anh không đủ số lượng; hiện họ chỉ có 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Avangard, tất cả đều được đưa vào sử dụng từ những năm 1990. Tuổi thọ thiết kế của các tàu ngầm này là 25 năm, tàu ngầm đầu tiên đã hoạt động được 30 năm, tàu ngầm mới nhất đã hoạt động được 23 năm, tất cả đều sắp bị loạt biên.
Tuy nhiên, các tàu ngầm tiếp theo của Anh vẫn chưa sẵn sàng hoạt động; đồng nghĩa với việc các tàu ngầm này ngày càng cũ. Một khi vấn đề nảy sinh với các tàu ngầm cũ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Anh.
Thứ hai, sức mạnh kinh tế còn hạn chế, tàu ngầm hạt nhân được ví là “con thú ăn vàng”. Để xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, phải được hỗ trợ bởi sức mạnh kinh tế mạnh mẽ. Nhưng nhiều năm kinh tế phát triển kém, đã khiến Hải quân Anh phải đối mặt với những vấn đề cắt giảm ngân sách khổng lồ.
Thứ ba là thiếu công nhân lành nghề. Hiện Hải quân Anh gặp khó khăn, khi họ thiếu kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Tàu sân bay mới của Anh liên tục gặp vấn đề trong quá trình chế tạo và sử dụng. Các tàu khu trục Type 45 cũng đã “nằm cảng tập thể” vì những lý do này; nên không có gì ngạc nhiên, khi lực lượng tàu ngầm của Anh gặp phải những vấn đề như vậy.
Với những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ, Hải quân Anh phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và thách thức đa dạng không ngừng thay đổi. Duy trì lợi thế công nghệ hải quân và tăng tốc cập nhật trang bị đã trở thành lựa chọn của Hải quân Anh trong thời gian tới, nhằm đáp ứng những thách thức địa chính trị; nhất là sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine năm 2022. Ảnh: Wikipedia, BBC, Reuters.
Tang Mộc