Chiến tranh phức hợp

2023-02-28 16:46:41

Hiện nay chiến tranh thông tin được các bên sử dụng để rộng rãi, triệt để nhằm tạo dựng cộng đồng, dư luận có lợi cho mình, và huy động các nguồn lực ủng hộ mình từ sớm, từ xa.

Chiến tranh phức hợp là 1 cuộc chiến tranh “tổng lực” diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, kết hợp đa dạng giữa chiến tranh truyền thống và chiến tranh phi truyền thống, trong đó chiến tranh kinh tế, chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng, chiến tranh tâm lý, cách mạng màu, khủng bố, bạo loạn lật đổ đóng vai trò quan trọng. 

Mỗi quốc gia, tùy theo học thuyết quân sự và nền tảng cơ sở của mình sẽ có các chiến lược chiến tranh phức hợp riêng phù hợp với tình hình mỗi quốc gia, mỗi thời điểm khác nhau. Ví dụ, đối với Nga, họ tập trung vào 2 yếu tố “hành động hạn chế” và “phòng thủ tích cực”, rựa trên kinh nghiệm rút ra từ các cuộc “Cách mạng màu” và phong trào “Mùa xuân Arab” Moscow thực hiện ngăn chặn mạng xã hội, kiểm soát truyền thông, sử dụng truyền thông để vạch trần âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, đánh đòn tâm lý vào đối phương ngay từ đầu cuộc chiến. Đối với Mỹ, nước này sẽ cùng đồng minh thực hiện các cuộc chiến tranh công nghệ, chiến tranh thông tin, kích động bạo loạn lật đổ, tài trợ khủng bố, cách mạng màu, tuyền truyền sai lệch và vu cáo vi phạm nhân quyền, vu cáo sử dụng vũ khí hóa học, sinh học, vũ khí hủy diệt hàng loạt, sử dụng chiến tranh kinh tế, bao vây cô lập để hủy hoại các quốc gia bị coi là thù địch. 

Mặc dù mỗi quốc gia có những chiến lược Chiến tranh phức hợp khác nhau, nhưng có 1 số đặc điểm cơ bản:

1. Chiến tranh thông tin được sử dụng rộng rãi, triệt để

Lợi dụng sự phát triển về công nghệ; khai thác các lỗ hổng trong hệ thống công nghệ thông tin; khống chế các hệ thống truyền thông, internet; tạo ra sự hỗn loạn về thông tin, gián đoạn hoạt động của hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp lớn, các cơ quan chính phủ, các cơ sở hạ tầng thiết yếu của quốc gia… để làm suy yếu đổi phương, tung ra các tin tức giả tác động tiêu cực tới dư luận ở những thời điểm quan trọng kết hợp với ngăn chặn các thông tin chính xác. Kết hợp với chiến tranh lai, chiến tranh điện tử để gây nhiễu tín hiệu, gây gián đoạn hệ thống định vị vệ tinh, gián đoạn hệ thống viễn thông, truyền thanh, truyền hình, và các hệ thống thông tin liên lạc khác. Hiện nay chiến tranh thông tin được các bên sử dụng để rộng rãi, triệt để nhằm tạo dựng cộng đồng, dư luận có lợi cho mình, và huy động các nguồn lực ủng hộ mình từ sớm, từ xa.

2. Bao vây, cô lập về kinh tế, chính trị, ngoại giao để làm sói mòn sức mạnh của đối phương

Lợi dụng quan hệ đồng minh, lợi dụng cộng đồng và dư luận quốc tế, lợi dụng công ước quốc tế, lợi dụng các tổ chức phi chính trị, lợi dụng các ưu thế về kinh tế để bao vây, cô lập, trừng phạt các quốc gia, tổ chức, cá nhân làm làm suy yếu đối phương để đạt được mục đích địa chính trị của mình. Đây là cách thường được các cường quốc sử dụng để chống lại các quốc gia bị coi là thù địch, đặc biệt là Mỹ và phương Tây. 

Với lý do tài trợ khủng bố, Mỹ đã đơn phương áp đặt những biện pháp trừng phạt vô cùng hà khắc lên Cuba, Iran làm kinh tế các quốc gia này lâm vào khủng hoảng tồi tệ, trong khi bản thân Mỹ, phương Tây và các nước đồng minh của Mỹ tài trợ cho hàng trăm nhóm khủng bố, trong đó có taliaban, nhà nước hồi giáo tự xưng IS, các tổ chức thánh chiến ở Syria, Yemen,... Lợi dụng điều ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân Mỹ lôi kéo các nước để trừng phạt Triều Tiên, trong khi làm ngơ trước chương trình hạt nhân của Israel. Lợi dụng lý do dân chủ, nhân quyền phương Tây đã cấm vận Myanmar, Sudan, Venezuela, Somalia, gây ra khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, đói nghèo ở các quốc gia đó, trong khi ủng hộ chế độ độc tài Pinochet, làm ngơ với chế độ diệt chủng Polpot, diệt chủng người Serbia ở Kosovo. Mới đây nhất là Mỹ và phương Tây cấm vận Nga và Crimea khi Crimea chưng cầu dân ý đồng ý tách khỏi Ukraina để sát nhập vào Nga, nhưng lại ném bom  Nam Tư khi đàn áp yêu cầu li khai của dân Kosovo. 

3. Dân sự hóa các hoạt động quân sự để làm vỏ bọc

Các nước, đặc biệt là các cường quốc sử dụng một cách phổ biến vỏ bọc là các hoạt động dân sự như gìn giữ hòa bình, bảo hộ công dân, bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền để hợp pháp hóa các hành vi xâm lược hoặc an thiệp quân sự của mình vào các quốc gia khác, nhằm qua mặt cộng đồng quốc tế. Điển hình là việc Liên quân NATO xâm lược Lybia năm 2011; Pháp đưa quân vào đàn áp phong trào độc lập ở Mali năm 2013, Nga tấn công Gruzia năm 2008, Liên quân do Mỹ dẫn đầu ném bom hủy diệt Nam Tư năm 2001.

Bên cạnh đó, hiện nay 1 số nước còn sử dụng vỏ bọc hoạt động dân sự để che dấu các hoạt động của mình trong tranh cấp lãnh thổ, như bồi lấp đảo nhân tạo, xây dựng các công trình dân sự trên các đảo tranh chấp, sử dụng vỏ bọc của lực lượng dân quân để xua đuổi, đụng độ, gây áp lược lên các nước khác trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, thiết lập vùng nhận diện phòng không trên khu vực tranh chấp…

Tóm lại, chiến tranh phức hợp được các nước, cả các cường quốc lẫn các nước nhỏ yếu, sử dụng thường xuyên, triệt để trong các cuộc chiến tranh, xung đột, cũng như chuẩn bị các lực lượng cần thiết để sử dụng trong trường hợp có chiến tranh, xung đột với các nước khác nhằm áp đảo đối phương, tạo lợi thế cho mình để đạt được mục đích. 

Về cơ bản chiến tranh phức hợp do các thế lực cường quyền tiến hành có chủ đích, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là các nước “nhỏ, yếu”, đang phát triển không thể sử dụng loại hình chiến tranh này. Thực tiễn những năm qua, có một số nước được cho là có tiềm lực tổng hợp hạn chế, nhưng đã áp dụng hình thái chiến tranh này một cách linh hoạt, hiệu quả, khiến một số cường quốc, kể cả cường quốc quân sự cũng phải lo ngại, đầu tư tìm giải pháp bảo vệ lợi ích  của mình. Bởi vậy, mỗi quốc gia, nhất là những quốc gia “nhỏ, yếu” phải xây dựng cho mình một chiến lược phòng thủ chủ động, có nhiều giải pháp sát thực để vô hiệu hóa loại hình chiến tranh này. Nhận diện và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện những tác động, ảnh hưởng, nguy cơ từ cuộc chiến đó đến lợi ích, an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc; có đối sách kịp thời, chủ động, khôn khéo, sẵn sàng tiến hành “chiến tranh phức hợp đối phó với chiến tranh phức hợp”.

 

Đông Hoàng

Comments (3)