[Binh Pháp Tôn Tử]

Tam Thập Lục Kế

2023-02-20 04:11:37

Tác chiến cũng như trị thủy, quân địch hùng dũng tiến đến thì nên tránh, phải dẫn thủy phân tán thành các nhánh sông nhỏ; đối với địch yếu phải đánh một trận tiêu diệt ngay giống như đắp đập trị thủy

Kế 1. Man thiên quá hải (Dối trời vượt biển)

    Phòng bị chu đáo thì ý chí chiến đấu lơi lỏng, thường xuyên nhìn thấy thì không nghi ngờ. Mưu kế bí mật và hình thức công khai không mâu thuẫn nhau; trái lại nó ẩn tràng trong hành vi. Đó là nguyên tác âm dương tương giao.

Kế 2: Vây Ngụy cứu Triệu

    Đánh địch tập trung không bằng khiến cho địch phân tán rồi mới đánh. Đánh trực diện địch không bằng đánh đành sau địch.

    Tác chiến cũng như trị thủy, quân địch hùng dũng tiến đến thì nên tránh, phải dẫn thủy phân tán thành các nhánh sông nhỏ; đối với địch yếu phải đánh một trận tiêu diệt ngay giống như đắp đập trị thủy

Kế 3: Tá đao sát nhân (Mượn dao giết người)

    Địch đã xuất hiện, đồng minh đang lớn mạnh có thể thành kẻ địch trong tương lai, phải dụ đồng minh đánh địch, tránh hao phí sức lực của ta.

Kế 4: Dĩ dật đãi lao (Lấy sức nhàn chống địch mệt mỏi)

    Bức địch vào chỗ khốn cùng mà không cần phải giao chiến, khi đó địch mạnh thành suy yếu.

    Dĩ dật đãi lao là nói về nghệ thuật nắm quyền chủ động trong chiến tranh. Nguyên tắc chủ yếu không phải là chọn địa hình có lợi chờ địch đến tiêu diệt mà là dùng đơn giản khống chế phức tạp, dùng bất biến ứng vạn biến; dùng biến hóa nhỏ ứng phó với biến hóa lớn; dùng tĩnh chế động, dùng hoạt động ít đối phó với hoạt động nhiều. 

Kế 5: Sấn hỏa đả kiếp (Thừa cơ cháy nhà cướp của)

    Địch gặp nguy cơ lớn, ta phải thừa cơ xuất quân giành thắng lợi, đó là kẻ mạnh thắng kẻ yếu vậy.

    Địch có nội loạn, ta cướp đất địch. Địch có hoạn xâm lược, ta giành dân địch. Địch trong ngoài đều có họa hoạn, ta thôn tính quốc gia địch.

Kế 6: Dương đông kích tây 

    Địch rối loạn như đám cỏ, có cơ xay ra tai họa bất ngờ. Khôn dưới Đoài trên là quẻ Tụy; thừa cơ địch không tự chủ được mà tiêu diệt nó.

Kế 7: Vô trung sinh hữu (Từ không sinh có)

    Dùng giả tượng lừa địch nhưng không phải giả hoàn toàn mà là biến giả thành thực. Lợi dụng ảo tưởng của địch, dùng cái giả che cái thực. Bắt đầu bằng cái giả nhỏ rồi thành cái giả lớn, cuối cùng giả biến thành thật.

Kế 8: Ám độ Trần Thương (Lén vượt Trần Thương)

    Cố ý bộ lộ động hướng tấn công, lợi dụng quân địch cố thủ ở đó ta lén đi đường vòng tập kích phía sau địch. 

    Phương pháp dùng binh thường là xuất kỳ bất ý. Dụ quân địch theo nguyên tắc dùng binh thông thường, không phán đoán được hành động của quân ta, thế mới đạt đến mục đích xuất kỳ bất ý.

Kế 9: Cách án quan hỏa (Cách sông nhìn lửa cháy)

    Kẻ địch bên ngoài biểu hiện hỗn loạn, bên trong âm thầm đối địch. Ta chỉ lặng lẽ nhìn địch tự diệt nhâu, thế tự diệt vong. Đó là nguyên lý quả Dự: thuận theo thời cơ mà hành động tất có kết quả tốt.

    Nội bộ địch bộc lộ mâu thuẫn, nếu tấn công chúng sẽ gác lại mâu thuẫn mà đồng lòng chống ta. Nếu đứng xa quan sát thì địch sẽ tự đánh nhau.

Kế 10: Tiểu Lý tàng đao (Trong cười dấu dao)

    Làm cho địch tin ta mà không đề phòng; ta ngầm mưu tính tích cực chuẩn bị, tuyệt không cho địch biết có biến.

    Tiểu lý tàng đao (trong cười dấu dao) vốn chỉ kẻ hai mặt, bên ngoài ôn hòa mà bên trong nham hiểm. Về phương diện mưu lược, đó là dùng những thủ đoạn chính trị ngoại giao để ngụy trang mình, lừa đối phương. Người dùng mưu lược này có nhiều cách cười: cười nhẫn nhục cầu hòa, cười xu nịnh bợ đỡ; cười cố ý tỏ ra khiếp nhược... nhưng mục đích cuối cùng là để "dấu dao".

Kế 11: Lý đại Đào cương (Mận chết thay đào)

    Khi chiến cục buộc phải có hi sinh, phải chấp nhận hi sinh cái nhỏ yếu để bảo toàn cái lớn mạnh.

    Cân nhắc hai cái lợi, theo lợi lớn, cân nhắc hai cái hại, chọn hại nhỏ. Tổn thất bộ phận bảo toàn đại cục, mất nhỏ được lớn. Đó là việc cần phải cân nhắc tính toán.

Kế 12: Thuận thủ khiên ngưu (Tiện tay dắt trâu)

    Xuất hiện sơ hở nhỏ cũng phải tận dụng kịp thời; phát hiện lợi nhỏ cũng phải tranh thủ giành lấy. Biến sơ xuất nhỏ của đối phương thành lợi cho ta.

    Tiện tay dắt trâu là mưu lược lợi dụng sở hở của đối phương đánh vào chỗ hiểm yếu; thấy lợi dù nhỏ, nếu có thể dễ dàng giành được thì nhất định phải giành.

    Thừa lúc địch có sơ hở nắm bắt thời cơ một cách sáng tạo là phương pháp tích cực để xoay chuyển cục diện chiến tranh. Cổ nhân nói: "Người thiện chiến thấy lợi không để mất, gặp thời không để lỡ". Tường đổ vì vết nứt, đê vỡ vì tổ kiến. Giỏi quan sát thiên địa, lợi dụng kẽ hở mới có thể giành thế chủ động.

Kế 13: Đả thảo kinh xà (Đánh rắn động cỏ)

    Nếu hoài nghi thì phải xác thực, phải trinh sát trước rồi mới hành động; nếu địch có phục binh, tất âm mưu của địch sẽ thất bại.

    Lực lượng địch không lộ, âm mưu sâu xa, không thể khinh xuất tiến quân. Phải do thám rộng khắp, tìm ra chủ lực của địch. Trên đượng tiến quân gặp nơi cửa ải hiểm yếu, đầm lấy, lau lách, rừng rậm, đồng cỏ cần phải hành sự cẩn thận, lục soát kỹ càng, bởi đây là những nơi kẻ địch có thể mai phục. 

Kế 14: Tá thi hoàn hồn (mượn xác hoàn hồn)

    Kẻ hữu dụng có tài, khó khống chế, không thể lợi dụng được. Kẻ vô dụng bất tài, luôn phải dựa người khác, tất tìm đến nhờ ta. Lợi dụng kẻ bất tài, khống chế họ, không phải ta bị họ chi phối, mà ta chi phối họ.

    Mượn xác hoàn hồn chỉ việc mượn danh nghĩa của một cái đã chết để phục vụ lợi ích cho ta, mượn danh của kẻ bất tài, nhu nhược, dễ khống chế đứng ra làm đại diện thay cho ta. Kế này không nên dùng với kẻ có tài, vì người có tài khó không chế, không thể lợi dụng được.

    Trong lịch sử, khi quân xâm lược công chiếm quốc thổ, thường chọn con cháu nhu nhược của triều đại trước dựng lên làm bù nhìn, làm bình phong để lấy lòng dân chúng, dùng danh nghĩa đó để hiệu lệnh thiên hạ. Như truyện Tào Tháo lập Hán đế ở Trung Quốc, Chúa Trịnh với vua Lê ở Việt Nam.

Kế 15: Điệu hổ ly sơn

    Điều kiện tự nhiên không thuận lợi để vây khốn địch, phải dùng mưu kế để dụ địch, khi địch đã rời xa nơi có lợi cho chúng thì mới xuất quân tiêu diệt.

    Cường địch chiếm địa lợi thì càng mạnh, giống như chúa sơn lâm chiếm núi lớn có thẻ tha hồ tung hoành, phải tìm cách dẫn dụ chúng ra khỏi địa bàn có lợi cho chúng, đến địa bàn có lợi cho ta, giống như nhổ xuống đồng bằng bị chó khinh khi. Điệu hổ ly sơn quan trọng ở chỗ làm thế nào để "điệu hổ", phải làm sao để che dấu không cho địch biết đang bị ta dẫn dụ. 

Kế 16: Dục cầm cố túng (muốn bắt phải thả)

    Dồn địch đến đường cùng, địch sẽ quay lại đánh, để cho địch có đường chạy sẽ làm giảm khí thế của chúng. Truy kích địch không nên quá bức bách, cần làm tiêu hao khí lực, tan rã ý chí chiến đấu của chúng, thả cho chúng chạy rồi mới bắt lại để tránh đổ máu. Như quẻ Nhu trong kinh dịch, để địch tín phục ta, ta sẽ thắng vẻ vang.

Kế 17: Phao chuyên dẫn ngọc (ném ngói dò ngọc)

    Dùng cái tương tự dụ địch, khiến địch hồ đồ mắc câu.

    Câu cá phải có mồi, muốn được ngọc quý thì trước tiên phải ném ngói để dò, muốn được lợi lớn trước tiên phải hi sinh lợi nhỏ. Dụ địch trước tiên phải mê hoặc địch, có nhiều cách để mê hoặc chúng, nhưng cách tốt nhất là dùng lợi nhỏ để dụ chúng. Thả con săn sắt, bắt con cá rô.

Kế 18: Cầm tặc cầm vương (Bắt giặc phải bắt kẻ cầm đầu)

    Đập tan chủ lực của địch, bắt thủ lĩnh của địch, có thế mới làm tan dã toàn bộ lực lượng của địch. Rồng lên cạn đánh nhau, tất cùng đường.

    Bắn người trước tiên phải bắn ngựa, bắt giặc trước tiên phải bắt kẻ đầu sỏ. Quân đội hai bên giao chiến, không phải chỉ đánh bại quân địch là đã thắng lợi, phải tiêu diệt chủ lực của chúng, bắt tướng lĩnh của chúng, khi đó dù kẻ địch có mạnh như rồng cũng sẽ cùng đường đầu hàng. Nếu không là thả hồ về rừng, tất có hậu họa.

Kế 19: Phủ để trừu tân (rút củi đáy nồi)

    Khi thực lực không thể trực diện nghênh chiến với địch thì triệt tiêu khí thế của chúng, giống như tượng đất ở dưới, trời ở trên.

    Nước sở dĩ có thể sôi là vì có lửa cháy bên dưới, củi chính là cội nguồn sản sinh ra lửa và sức mạnh sôi sục của nước. Cho nên, khi không thể trực diện giao chiến với địch thì có thể tìm cách triệt tiêu cội nguồn sức mạnh, ý chí chiến đấu của chúng. Úy Liêu Tử từng nói: "Sức mạnh dựa vào nguồn của nó, có thể tìm cội nguồn làm tiêu tan nó. Sức mạnh mất chỗ dựa sẽ phải chạy trốn".

Kế 20: Hỗn thủ mạc ngư (thừa nước đục thả câu)

    Thừa cơ hội nội bộ địch hỗn loạn, lợi dụng nhược điểm thiếu chủ kiến của địch để làm điều có lợi cho ta. Như quẻ Tùy trong Kinh Dịch, theo vào cuộc vui sẽ nhận được phần cỗ.

    Khi nội bộ không ổn định sẽ tồn tại nguy cơ dẫn đến hỗn loạn. Nếu thế lực không đủ mạnh tất lâm vào cảnh không biết dựa ai, chống ai, không có chủ định rõ ràng, khi đó ta có thể lợi dụng lôi kéo kẻ đó về phía ta. 

Kế 21: Kim thiền thoát xác

    Giữ hình thái vốn có, ổn định trận thế ban đầu; bằng hữu cũng không hoài nghi, kẻ địch cũng không dám động. Di chuyển chủ lực đi nơi khác mà không ai hay biết, như quẻ Tốn thay bằng quẻ Cổ trong Kinh Dịch.

    Kim thiền thoát xác là trong khi đối mặt với quân địch, rút một số quân chủ lực tập kích nơi khác, mà vẫn giữ nguyên doanh trại, cờ xí, trận thế, khiến cho địch không dám manh động, đồng minh cũng không nghi ngờ. 

    Kim thiền thoát xác cũng là một kế "tẩu". Trong tình thế vạn phần nguy hiểm, liều đánh không được, rút chạy cũng không xong, chỉ còn cách dùng kế này thoái khỏi vòng vây, bảo toàn thực lực.

Kế 22: Quan môn tróc tặc (Đóng của bắt giặc)

    Đối với quân địch nhỏ yếu có thể bao vây, tước đoạt, tiêu diệt. Thả chúng đi rất có hại. Đó là ý của quẻ Bác trong Kinh Dịch.

    Sở dĩ bắt giặc phải đóng cửa không chỉ là sợ giặc chạy thoát, mà sợ nó chạy thoát rồi sẽ quay lại đánh ta. Hơn nữa, không thể đuổi bắt kẻ địch chạy trốn, vì dễ sa vào kế của địch.    

    Thế nên, truy kích đạo tặc, nếu còn cơ hội chạy trốn, chúng nhất định liều mạng; nếu cắt đứt hết các lối thoát, chúng tất bị bắt; nếu chúng chạy thoát, không cần đuổi theo.

Kế 23: Viễn giao cận công (Xa thì giao hảo, gần thì xâm lấn)

    Vị trí địa lý hạn chế, hình thế trở ngại, tấn công phương xa thì có hại, tấn công nơi gần thì có lợi. Giống như ngọn lửa bốc lên, nước ao hồ chảy xuống, hợp lẽ tự nhiên.

    Trong tình hình hỗn loạn, các thế lực tranh giành nhau, đối với thế lực ở xa thì không nên tiến công mà phải giao hảo, với các thế lực ở gần tất phải đề phòng, thừa cơ hội tấn công chiếm lấy.

Kế 24: Giả đồ diệt Quắc (Mượn đường diệt quắc)

    Ta nằm giữa hai thế lực mạnh đối địch, địch uy hiếp ta phải khuất phục nó, vì tình thế ta giả vờ quy phục nó. Như tượng quẻ Khốn trong kinh dịch, có lời nói không thể tin.

    Trong chiến tranh cát cứ, mỗi thế lực đều muốn thu lợi ích về mình chứ không thành tâm muốn liên hiệp, cũng không thành tâm chi viện. Nên không thể tin vào những lời ngon ngọt của thế lực bên ngoài, những lời chúng hứa đều không đáng tin, phải luôn luôn đề phòng.

Kế 25: Thâu lương hóa trụ (Lấy xà thay cột)

    Không ngừng làm địch thay đổi trận pháp, dùng những giả tượng để lừa địch, khiến cho địch hoang mang lâm vào cảnh tự suy yếu, khi đó ta thừa cơ đánh tan quân địch. Khóa bánh xe lại thì toàn bộ chiếc xe trở nên vô dụng.

    Kế này thuộc loại tịnh chiến kế, vốn lấy giả thay thực, lấy âm đổi dương, thay đổi sự vật tạo ra giả tượng để che giấu mục đích thật sự.

    Trong đánh trận, trận thế có đông tây nam bắc, thiên hành là bộ vị trước sau đối nhau, đó là cây xà lớn của trận thế; địa trụ là bộ vị xuyên qua trung tâm, là trụ chống của trận thế; bộ vị của xà lớn và trụ trống đều do tinh binh trấn giữ. Do đó, chỉ cần quan sát trận thế của địch thì có thể phát hiện tinh binh địch đóng ở nơi nào. Khi tấn công quân địch, phải khiến thế trận của địch luôn thay đổi, ngầm điều chuyển chủ lực của địch, khiến cho trận thế của địch hỗn loạn, chủ lực của địch mệt mỏi, ngoài mạnh trong yếu, nhờ đó có thể đánh tan quân địch.

Kế 26: Chỉ tang mạ hòe (chỉ cây dâu mắng cây hòe)

    Khẻ mạnh thu phục kẻ yếu, phải dùng uy dọa nó, cảnh cáo để dụ nó. Uy hiếp thích đáng thì nó tâm phục, nguyện liều chết mà tuân lệnh.

    Kế này thường được các tướng soái sử dụng để ra oai với cấp dưới, để quân đội phục tùng. Thống lĩnh một đội quân không phục tùng mệnh lệnh ra trận, tất sẽ thất bại. Nếu dùng lợi lộc để mua chuộc, chúng sẽ càng được nước lấn tới và nghi ngờ năng lực của tướng soái. Trong tình hình đó, nên cố ý tạo ra sự cố hoặc nắm lấy sai phạm để trường phạt, qua đó ngầm cảnh cáo những kẻ không tuân lệnh.

Kế 27: Giả si bất điên (giả ngốc mà không điên)

    Nên giả và hồ đồ mà không làm, không nên giả vờ thông minh mà làm bậy. Phải trầm tĩnh, không lô tâm cơ, như mây mù, sấm sét mùa đông mà vẫn không lộ.

    Giả vờ không biết nhưng thực tế là biết rất rõ ràng; giả vờ không muốn làm nhưng thực tế là không thể làm được. Tôn Tử nói: "Người tác chiến mà thắng lợi thì không bao giờ để lộ mưu trí, không tranh danh tiếng, cũng không khoe khoang sự dũng cảm và thành công của mình". Khi thời cơ chưa đến thì phải tĩnh lặng như một tên ngốc, không nên giả điên cuồng vì dễ làm lộ mưu tính và còn làm quân sĩ không tin tưởng. Cho nên vờ ngốc thì thắng, vờ điên thì bại.

Kế 28: Thượng ốc trừ thê (lên lầu rút thang)

    Cố ý tỏ ra sở hở có lợi cho địch, xúi cho địch tiến vào, cắt đứt đường ứng viện, hãm địch vào tử địa. Giống như tham cắn miếng thịt khô có mùi mà bị ngộ độc.

 

    Dụ địch vào tử địa phải giả vờ sở hở khiến địch tham lam mà tiến tới. Nếu dùng lợi dụ địch mà không mở đường cho chúng thì địch vẫn do dự không tiến. Vì vậy, đầu tiên phải bắc thang cho chúng lên lầu, khi địch đã lên lầu thì rút thang không cho chúng rút lui.

Kế 29: Thụ thượng khai hoa (Hoa nở trên cây)

    Mượng binh lực người khác lập trận thế uy vũ, tuy ta nhỏ nhưng thế ta lớn. Giống như chim hồng hộc bay cao, lông vũ của nó có thể lấy làm nghi trượng. 

    Hoa nở trên cây vốn là kế mê hoặc địch, trên cây vốn không có hoa, sau khi ngụy trang tinh tế thì nhìn như có hoa, ai không xem xét kỹ lưỡng thì không phát hiện được. Cây thật hoa giả tạo nên một cảnh tươi đẹp như thật. Trong dụng binh, dùng kế này để ngụy tranh khiến quân ta trông hùng cường để dọa quân địch.

Kế 30: Phản khách vi chủ (biến khách thành chủ)

    Thừa cơ hội chen chân vào, nắm lấy chủ quyền, tiến dần từng bước.

    Diễn biến chuyển khách thành chủ gồm những bước sau: bước thứ nhất là tranh thủ được vị trí của khách; bước thứ hai  là tìm nhược điểm của đối phương và cơ hội có lợi; bước thứ ba là thừa cơ hội chen chân vào; bước thứ tư là nắm lấy thực quyền; bước thứ năm là làm chủ, tiếp quản quân đội của đối phương. Đó là mưu lược tiến dần từng bước.

Kế 31: Mỹ nhân kế

    Địch mạnh thì đánh tướng; tướng mưu trí thì đánh chí. Tướng mất ý chí thì binh tất suy sụp. Lợi dụng nhược điểm của địch, chuyển biến tình thế có lợi cho ta.

    Quân địch mạnh mà lại có tướng mưu trí, không thể chính diện tác chiến, phải tạm thời thuận theo địch tình. Nếu như cắt đất cầu hòa khiến thế lực địch càng mạnh. Dùng vàng bạc châu báu cung phụng địch thì khiến địch càng giàu mạnh. Chỉ có dùng mỹ nhân mê hoặc, làm tiêu tan ý chí địch, hơn nữa khiến thuộc hạ của địch oán giận tướng soái. Như Việt Vương Câu Tiễn dâng Tây Thi cho Ngô Vương Phù Sai. Đó mới là mưu lược cao minh.

Kế 32: Không thành kế

    Không bố phòng là cố ý bày ra sơ hở, khiến địch khó biết thực hư. Trong lúc nguy cấp địch mạnh ta yếu, vận dụng sách lược này kỳ diệu khôn lường.

Kế 33: Phản gián kế

    Trong cái nghi lại sắp đặt cái nghi nữa, đặt nội ứng trong lòng địch. Ta phối hợp trong ngoài tất thắng.

    Nhiệm vụ của gián điệp là tìm cách làm cho nội bộ địch nghi ngờ không tin tưởng nhau; phản gián thì lợi dụng âm mưu ly gián của địch để quay lại ly gián địch.

Kế 34: Khổ nhục kế

    Không ai muốn tự mình làm tổn thương mình, nên bị tổn thương tất là thật, thật giả giả thật, kế ly gián có thể thực hiện được. Giỏi lựa chiều theo tâm lý địch, có thể thuận lợi hoạt động.

    Khổ nhục kế là giả vờ bị tổn thương, bị bức hại để thâm nhập vào nội bộ địch rồi thừa cơ tiến hành hoạt động gián điệp. Phàm phái người có mâu thuẫn với mình dụ địch hoặc làm nội ứng, gián điệp, dùng biện pháp giả vờ bị áp bức, tổn thương oan ức đầu hàng địch thì đều là khổ nhục kế.

Kế 35: Liên hoàn kế

    Địch nhiều tướng đông quân, không thể đối địch, phải khiến chúng kiềm chế lẫn nhau để làm giảm thực lực chiến đấu của chúng. Tướng soái giỏi, dụng binh như thần, tất thắng.

    Đạo lý của kế liên hoàn rất đơn giản, sự vật đều có liên quan với nhau, chỉ cần nắm được mắt xích chủ yếu thì toàn bộ chuỗi xích sẽ phản ứng.

Kế 36: Tẩu vi thượng (chạy là thượng sách)

    Toàn quân rút chạy tránh địch mạnh, lùi để tiến, không trái với lẽ thường của binh pháp.

    Khi địch chiếm ưu thế tuyệt đối, ta không có khả năng chiến thằng, chỉ có 3 con đường: đầu hàng, cầu hòa và rút chạy. Đầu hàng là thất bại hoàn toàn, cầu hòa là thất bại một nửa, rút chạy không phải là thất bại mà mấu chốt là để chuyển bại thành thắng.

    Đây là biện pháp thoát hiểm hữu nghiệm nhất để bảo toàn thực lực. Có người nhờ chạy mà thắng, có người vì chạy mà bại, đủ thấy biện pháp chạy quả thực không dễ. Chạy tốt hay không, chạy thành công hay thất bại, tất cả đều nhờ vào bản lĩnh của người chạy.

Đông Hoàng

Comments (4)