[Vietnam News]

View - Tại sao tên lửa siêu vượt âm Zircon chưa được sử dụng tại Ukraine?

2024-02-22 05:02:13

Tại sao tên lửa siêu vượt âm Zircon chưa được sử dụng tại Ukraine?Mới đây, kênh truyền hình CNN của Mỹ đã đưa ra thông tin Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon tại UkraineZircon,Ukraine,tên lửa siêu vượt âm,tên lửa siêu vượt âm Zircon

Tuy nhiên, cả Nga và Ukraine hiện đều không có tuyên bố chính thức về sự việc. Vậy thực tế Nga có cần phải sử dụng dòng tên lửa siêu vượt âm mới, đắt tiền và dễ bị lộ công nghệ cho một nhiệm vụ chiến thuật thông thường ở Ukraine? Trong khi nhiệm vụ này có thể thực hiện bằng các loại vũ khí rẻ tiền và hiệu quả hơn?

Những bằng chứng khó thuyết phục

CNN chính là kênh truyền hình đầu tiên thông tin về việc Quân đội Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm Zircon tại Ukraine. Ngay sau đó, cổng thông tin quân sự Defense Express của Ukraine tuyên bố, tên lửa siêu vượt âm của Nga đã bị hệ thống phòng không bắn hạ trên không phận Kiev với bằng chứng là một số mảnh vỡ tên lửa với tên mã 3M22 nằm vương vãi trên mặt đất. Tuy nhiên, đại diện Không quân và Phòng không Ukraine không đưa ra tuyên bố chính thức về vấn đề này.

Tên lửa diệt hạm siêu vượt âm 3M22 Zircon. Ảnh: RIAN

Đối với những bằng chứng sơ bộ như trên rất khó kết luận đây là tên lửa Zircon, khi một đạn tên lửa được cấu hành từ hàng nghìn bộ phận khác nhau với các quy chuẩn riêng của nhà máy sản xuất. Chúng có những dấu hiệu riêng để nhận biết mà không cần phải ghi rõ tên mã sản phẩm trên từng linh kiện.

Chuyên gia quân sự Nga, Đại tá đã nghỉ hưu Mikhail Khodarenok chia sẻ với tờ Gazeta.ru rằng, với kinh nghiệm nhiều năm tiếp cận trong lĩnh vực chế tạo tên lửa, những bằng chứng được phía Ukraine đưa ra để minh chứng cho việc bắn hạ được tên lửa Zircon là chưa thuyết phục, khi các mảnh vỡ đều có dấu hiệu mang tên mã hiệu tên lửa là 3M22, trong khi đó tất cả dấu hiệu có thể có của đạn tên lửa và các đơn vị sản xuất đều được thực hiện theo cách riêng.

Ngoài ra, việc sử dụng loại vũ khí mới như Zircon cũng vi phạm các nguyên tắc tác chiến. Chúng chỉ được sử dụng một cách bất ngờ trong chiến dịch tác chiến quy mô lớn nhằm đạt được lợi thế chiến thuật cao nhất. Điều này không chỉ giúp vũ khí mới có thể “lập công” ngay từ khi ra mắt và tạo dựng danh tiếng tương tự như một loại vũ khí siêu vượt âm khác là tên lửa Kinzhal. Trái lại, nếu bị bắn chặn ngay từ lần đầu sử dụng, danh tiếng của vũ khí, cụ thể là Zircon, sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Những mảnh vỡ được phía Ukraine cho là của tên lửa Zircon. Ảnh: Getty 

Zircon sẽ được sử dụng khi nào?

Theo đánh giá chuyên gia Mikhail Khodarenok, là loại vũ khí đắt tiền và phức tạp, tên lửa Zircon chỉ được sử dụng trong các tình huống cấp bách và nhằm vào các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao như trung tâm chỉ huy, kho tàng, sân bay… Chúng thường được hệ thống phòng không bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiệm vụ của tên lửa siêu vượt âm của Nga là xuyên thủng lá chắn phòng không và gây thiệt hại tối đa cho mục tiêu.

Với những nhiệm vụ như vậy, chỉ tính riêng số lượng tên lửa Zircon sử dụng phải lên con số vài chục đơn vị. Kết hợp tác chiến sẽ là số lượng đáng kể tên lửa hành trình phóng từ trên không, trên hạm và máy bay không người lái. Chúng khiến hệ thống phòng không của đối phương bị nhiễu loạn để gia tăng cơ hội xuyên phá hệ thống phòng thủ của đối phương của Zircon nhằm vào các mục tiêu giá trị nằm sâu trong ô phòng thủ.

Chuyên gia Mikhail Khodarenok nghi vấn, đối với các mục tiêu hạ tầng, không có giá trị chiến thuật cao như phía Ukraine và kênh truyền hình CNN công bố, việc sử dụng tên lửa Zircon là không hợp lý, chưa tính tới nguy cơ lộ lọt công nghệ.

“Trong trường hợp này, tiêu chí “hiệu quả-chi phí” hoàn toàn mâu thuẫn với thực tế khách quan. Tên lửa 3M22 Zircon là một sản phẩm rất đắt tiền và “đại bác thường không được sử dụng để bắn chim sẻ”, ông Mikhail Khodarenok nói.

3M22 Zircon thiết kế chính là tên lửa diệt hạm, việc hoán cải chúng cho nhiệm vụ đối đất là "trái tay". Ảnh" Lenta. 

Ngoài ra, một yếu tố cần tính tới là tên lửa siêu vượt âm 3M22 Zircon được thiết kế với nhiệm vụ chính là diệt hạm. Chúng vừa được chấp nhận vào biên chế Hải quân Nga để trang bị trên các khinh hạm Đồ án 22350 và tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp 885M Yase thuộc Hạm đội Phương Bắc (Hải quân Nga). Cả tổ hợp thiết kế NPO Mashinostroeniya cũng chưa công bố phiên bản hải đối đất của tên lửa này.

Vậy việc sử dụng một loại tên lửa hoàn toàn mới, giá trị cao cho nhiệm vụ không phải là thiết kế chính liệu có phải là lựa chọn khôn ngoan, trong khi Quân đội Nga có nhiều sự lựa chọn khác hiệu quả hơn như Kinzhal, Kalibr hay Kh-101/102?

TUẤN SƠN (tổng hợp)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới xem các tin, bài liên quan. 

Tang Mộc

Comments (3)