[Vietnam News]
View - Uống bia 0 độ, thổi nồng độ cồn có lên hay bị phạt không? Tết này lại càng cần phải biết!
2024-02-08 04:03:38
Uống bia 0 độ, thổi nồng độ cồn có lên hay bị phạt không? Tết này lại càng cần phải biết!Uống bia 0 độ, thổi nồng độ cồn có lên không? So với bia có cồn, uống loại bia 0 độ cồn có tốt hơn không? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc trong dịp Tết Nguyên đán này.Bia 0 độ, nồng độ cồn, uống bia 0 độ có bị phạt, quy định xử phạt nồng độ cồn
Thời gian này, nhiều người có xu hướng chọn uống bia không cồn, thay vì uống bia bình thường như trước đây. Theo họ, uống bia không cồn sẽ không bị say, giúp an toàn hơn khi lái xe và nếu có bị cảnh sát giao thông đo, nồng độ cồn cũng không lên...
Phân tích rõ hơn bia không cồn, bác sĩ Nguyễn Minh Đức (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM) thông tin bia không cồn cũng được sản xuất như bia bình thường nhưng nó được thêm giai đoạn loại bỏ bớt cồn trong bia, có thể bằng cách chưng ở nhiệt độ thấp để cồn bay hơi.
Theo cơ chế thì bia lúa mạch mà chưng cất tách cồn thì sẽ không hại gan mà còn ích lợi cho tiêu hóa. So sánh với bia có cồn, bia không cồn sẽ ít gây hại cho gan hơn.
Về việc uống bia không cồn, khi thổi nồng độ cồn, chỉ số có lên không, bác sĩ Minh Đức cho rằng theo nguyên tắc, nếu bia không có cồn thì khi thổi nồng độ cồn sẽ không lên.
Tương tự, bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương - chuyên khoa tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho hay trong bia thường có các thành phần chính là cồn êtylic, nước và phụ gia tạo mùi vị. Bia không cồn được lấy hết cồn ra.
Các bác sĩ vẫn thường khuyên phụ nữ mỗi ngày không nên uống quá 1 lon bia 330ml, nồng độ cồn 5%, trong khi nam giới không uống quá 2 lon. Nếu tuân thủ, sự ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe không đáng kể, đây là mức giới hạn thông thường.
Bia 0 độ được khử cồn, nhưng có nhiều loại vẫn tồn tại một nồng độ nhất định. Về cơ bản, công nghệ để loại bỏ cồn hoàn toàn nhưng vẫn giữ được hương vị là rất khó.
Sử dụng đồ uống có cồn về cơ bản đều không tốt, dù uống trong mức được khuyến cáo nhưng nếu uống liên tục, vẫn có thể làm gia tăng gánh nặng cho gan, khiến gan quá tải. Đó là vì gan đảm trách không chỉ nhiệm vụ chuyển hóa cồn (từ chất có hại thành chất không có hoặc ít có hại rồi thải ra ngoài qua hệ bài tiết) mà còn nhiều nhiệm vụ khác.
Uống bia không cồn, 0 độ, không mang lại lợi ích quá nhiều so với bia có cồn. Dù các loại bia có nồng độ cồn 0,5% trở xuống có thể chỉ khiến người uống có cảm giác “lâng lâng” như ăn các loại hoa quả lên men (như chuối chín kỹ), nhưng sau khi uống 1 két bia này, tình hình có thể thay đổi theo hướng tiêu cực hơn.
Với quy định gần như mang tính tuyệt đối như hiện nay, một số loại bia được dán nhãn “không cồn” vẫn có thể sẽ khiến người cầm lái đối diện nguy cơ bị xử phạt nếu lượng uống quá nhiều hoặc loại bia được chọn có nồng độ cồn cao hơn công bố.
Xem thêm
-
Gần Tết uống bia rượu nhiều, chuyên gia chỉ cách duy nhất để giảm nồng độ cồn trong máu
-
Đi vệ sinh thường xuyên sau khi uống rượu bia là tốt hay xấu? Có phải do thận yếu? Bác sĩ tiết lộ sự thật
-
Mẹo giải rượu bia cho những ngày lu bu ăn uống dip Tết, an toàn và khỏe mạnh để vui Xuân!
-
4 thói quen “tàn phá” gan nhanh nhất trong mùa lạnh, thức khuya đứng cuối cùng, rượu bia mới là nguyên nhân cốt yếu
Tang Mộc